Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập để phòng ngừa tham nhũng
Thứ tư: 09:26 ngày 27/12/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, trên cơ sở nền tảng đã thực hiện vào năm 2021, Thanh tra tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản triển khai công tác kiểm soát TSTN năm 2022 đến các ngành, địa phương

 

Các đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến

Vừa qua, tại hội nghị trực tuyến về công tác kiểm soát tài sản và thu nhập (TSTN) do Thanh tra Chính phủ tổ chức, ông Bùi Ngọc Lam- Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, năm 2023, trong kỳ đã có 60.458 người kê khai TSTN lần đầu; 545.535 người đã kê khai hằng năm; 44.015 người đã kê khai bổ sung; 161.928 người kê khai phục vụ công tác cán bộ; 655.299 người đã được công khai bản kê khai TSTN.

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thực hiện xác minh TSTN năm 2022 với 13.093 người; trong đó, 2.664 người có sai sót về kê khai sai mẫu, chưa bảo đảm theo hướng dẫn, không đầy đủ thông tin, chậm thời hạn so với quy định…; 54 người bị xử lý do không trung thực trong việc kê khai và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm.

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về công tác kê khai và kiểm soát TSTN còn những khó khăn, vướng mắc. Về mặt tài chính còn có những vấn đề chưa đúng quy định của pháp luật, của Đảng; cách thức tổ chức chưa đúng, không kê khai, kiểm khai; xác định tài sản chưa cụ thể, chưa rõ ràng, có những nội dung còn chưa thống nhất làm cho công tác kiểm soát đối với TSTN còn rất khó khăn.

Nhận thức của một số cơ quan quản lý, cơ quan chức năng kiểm soát TSTN cũng chưa thật đầy đủ, chưa thấy được tầm quan trọng, đặc biệt đối với những trường hợp là đối tượng phải kê khai.

Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, trên cơ sở nền tảng đã thực hiện vào năm 2021, Thanh tra tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản triển khai công tác kiểm soát TSTN năm 2022 đến các ngành, địa phương. Kết quả đã thực hiện kê khai và công khai bản kê khai TSTN của 2.146 người; trong đó kê khai lần đầu 188 người, kê khai hằng năm 1.655 người, kê khai bổ sung 303 người. Tất cả các bản kê khai được bàn giao về Thanh tra tỉnh bằng hình thức số hoá trên hệ thống tiếp nhận, quản lý bản kê khai do Thanh tra tỉnh Tây Ninh xây dựng.

Năm 2022, đã xác minh tài sản, thu nhập 25 trường hợp, trong đó kiến nghị xử lý 7 người kê khai không trung thực, 13 người có sai sót khác trong kê khai như sai kỹ thuật trình bày, thiếu thông tin nhưng đã kịp thời bổ sung… Năm 2023 đã xác minh và kết luận 38/42 trường hợp, trong đó kiến nghị xử lý 4 trường hợp kê khai không trung thực.

Thanh tra tỉnh cho biết, trong quá trình nghiên cứu khó tránh một số khó khăn, vướng mắc không thể giải quyết triệt để do không có thẩm quyền, chưa thể hướng dẫn thực hiện vì tiềm ẩn nhiều rủi ro khó khắc phục như: Vấn đề đầu tiên cũng là vấn đề trọng tâm vướng mắc nhất chính là khái niệm “không trung thực” trong kê khai, giải trình nguồn gốc TSTN trong Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng chưa được quy định; khó khăn về quy định kê khai bổ sung; khó khăn về nội dung kê khai TSTN.

Thanh tra tỉnh kiến nghị Thanh tra Chính phủ cần quy định rõ khái niệm “không trung thực” là hành vi không kê khai đầy đủ TSTN theo quy định mà không có lý do chính đáng, hợp pháp; theo đó giải quyết được trường hợp người được xác minh trình bày do nhận thức hạn chế, thiếu nghiên cứu pháp luật; bổ sung trường hợp “kê khai không đầy đủ” là hành vi không kê khai đầy đủ tài sản, thu nhập theo quy định nhưng đã chủ động giải trình, bổ sung trước khi bị phát hiện để đồng bộ với quy định xử lý kỷ luật đảng viên.

Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh Tây Ninh đề xuất Thanh tra Chính phủ kiến nghị Chính phủ xin ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN được tiếp cận thông tin kinh nghiệm về nhận định, xử lý đối với một số kết luận xác minh vi phạm không trung thực điển hình nhất hiện nay mà dư luận đang quan tâm để giới thiệu cho các cơ quan kiểm soát TSTN nghiên cứu, áp dụng.

Nhi Trần

 

 

Tin cùng chuyên mục