Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Thiết lập và bảo vệ “vùng xanh”-ổn định cuộc sống người dân
Kỳ cuối: Linh hoạt giải pháp duy trì sản xuất, giữ vững “vùng xanh” doanh nghiệp
Thứ hai: 00:25 ngày 13/09/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Ứng phó với tình hình dịch bệnh phức tạp, các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp sắp xếp ổn định hoạt động, cố gắng không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, góp phần cùng tỉnh thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội.

Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Tân Nhiên.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã áp dụng sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường - 2 điểm đến”. Trong quá trình thực hiện “3 tại chỗ”, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện Dương Minh Châu nỗ lực khắc phục khó khăn duy trì chuỗi sản xuất và cung ứng hàng hoá, bảo đảm việc làm, thu nhập của người lao động.

Ứng phó với tình hình dịch bệnh phức tạp, các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp sắp xếp ổn định hoạt động, cố gắng không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, góp phần cùng tỉnh thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội.

Bà Trần Ngọc Tuyên Linh, đội trưởng đội hỗ trợ nhà máy thuộc Công ty TNHH Miwon Việt Nam (xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu) cho biết, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, công ty thực hiện sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” cho gần 90 công nhân, người lao động.

Với sự đầu tư đồng bộ từ nhà xưởng, công nghệ sản xuất đến nơi sinh hoạt khép kín, công ty thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh, duy trì sản xuất, xuất khẩu, đồng thời bảo đảm tốt chế độ cho người lao động.

Với quyết tâm giữ vững “vùng xanh”, công ty siết chặt phòng dịch ở tất cả các khâu. Nhờ đó mà trong đợt dịch vừa qua, công ty Miwon duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm ổn định cho gần 90 lao động của công ty.

Theo bà Linh, trên địa bàn huyện Dương Minh Châu thiết lập vùng xanh (vùng an toàn dịch) ở một số xã, thị trấn, người lao động ở công ty được xét nghiệm trước khi quyết định cho về, nhưng phải bảo đảm “1 cung đường - 2 điểm đến”.

Ðối với những lao động sinh sống ở vùng vàng (còn nguy cơ dịch) thì tiếp tục thực hiện “3 tại chỗ”. Tuy nhiên, do công ty đã làm tốt công tác tư tưởng với người lao động, bảo đảm nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, nên người lao động khá yên tâm ở lại làm việc.

Chị Trần Thị Huỳnh Như- thủ quỹ Công ty TNHH MiWon Tây Ninh cho biết: “Khi có lệnh thực hiện “3 tại chỗ” của công ty, tôi và tất cả các anh em đều sắp xếp chuyện gia đình để vô đây, cùng công ty thực hiện tốt vừa sản xuất vừa ổn định cuộc sống. Công ty chăm lo đời sống của người lao động rất tốt nên chúng tôi rất yên tâm làm việc”.

Tại Công ty TNHH Tân Nhiên (xã Trường Ðông, thị xã Hoà Thành), khi đợt dịch thứ 4 bùng phát mạnh mẽ, công ty thực hiện “3 tại chỗ” cho gần 100 công nhân. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song với quyết tâm và mục tiêu lớn nhất là không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá, công ty và người lao động không ngừng nỗ lực, vượt khó sản xuất.

Ông Ðặng Khánh Duy- Giám đốc Công ty TNHH Tân Nhiên cho biết: đợt dịch thứ 4 bùng phát nên công ty quyết định thực hiện phương án “3 tại chỗ”. Việc giảm nhân công, máy móc ảnh hưởng đến sản lượng hàng hoá, do đó, công ty tạm ngưng một số đơn hàng xuất khẩu, tập trung sản xuất phục vụ thị trường trong nước, bảo đảm nguồn cung thực phẩm trong tỉnh trong giai đoạn chống dịch.

Còn tại Công ty cổ phần Natani, phường 2, thành phố Tây Ninh, công tác phòng, chống dịch luôn được ưu tiên hàng đầu. Ðể hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, ngay từ khi dịch bùng phát, công ty đã khẩn trương chuyển trạng thái hoạt động, kích hoạt các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch; sắp xếp, cơ cấu lại mô hình tổ chức, chiến lược kinh doanh phù hợp từng giai đoạn sản xuất.

Ðể tìm đầu ra cho nông sản, công ty đẩy mạnh hình thức bán hàng trực tuyến qua mạng xã hội và các trang thương mại điện tử; đăng ký xe phân luồng xanh để vận chuyển nông sản, cơ bản bảo đảm việc cung ứng nông sản cho người tiêu dùng, giữ được việc làm và thu nhập cho lao động.

Người lao động làm việc tại Công ty TNHH Miwon Việt Nam.

Ông Nguyễn Thế Tân- Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Natani cho biết, từ rất sớm, công ty đã xây dựng sẵn các kịch bản ứng phó, nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.

Vì vậy, khi dịch bệnh bùng phát, công ty vẫn giữ được “vùng an toàn”. Việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đã triển khai linh hoạt các hình thức bán hàng ở trong nước và xuất khẩu sang nước bạn Campuchia nên vẫn bảo đảm được khoảng 50% doanh thu so với trước dịch.

Hưởng ứng lời kêu gọi của tỉnh, nhiều doanh nghiệp tích cực chung tay cùng cán bộ, nhân dân toàn tỉnh đóng góp vào công tác phòng, chống dịch Covid-19 của địa phương và hỗ trợ người dân nghèo, khó khăn.

Ðại diện Công ty TNHH trà Tâm Lan (xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu) cho biết: Trước lời kêu gọi của tỉnh, trong khả năng của mình, công ty đã đóng góp chi phí thăm hỏi, động viên các chốt kiểm soát, trao quà cho người dân với tổng số tiền gần 500 triệu đồng, hy vọng dịch bệnh sớm bị đẩy lùi, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.

Vũ Nguyệt

Tin cùng chuyên mục