Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Trong “Sứ mệnh cuối cùng” của mình, con tàu vũ trụ 3,26 tỷ đô Cassini của NASA vẫn miệt mài bay thăm dò, khám phá Thổ tinh và vành đai của nó.
Trước khi lao vào sao Thổ "tự sát" để kết thúc hoàn toàn sứ mệnh 20 năm thăm dò sao Thổ và các vệ tinh của nó vào ngày 15/9/2017, phi thuyền vũ trụ Cassini của NASA liên tục khám phá những điều "không tưởng" tại hành tinh thứ 6 trong Hệ Mặt trời.
NASA cho biết, "cỗ máy tỷ đô" Cassini vừa thu nhận được âm thanh kỳ lạ đầu tiên trong lịch sử khám phá sao Thổ.
Đây là lần đầu tiên Cassini có chuyến hành trình nguy hiểm như thế vào khu vực giữa vành đai và khí quyển sao Thổ.
"Sứ mệnh cuối cùng" của Cassini đã giúp các nhà khoa học có cái nhìn cận cảnh hơn về vành đai trong cùng và khí quyển của Thổ tinh.
Điều khiến các nhà khoa học NASA chưa thể giải đáp đó là, khi Cassini bay vào khu vực vành đai, thiết bị âm thanh RPWS của nó đã thu được những âm thanh này.
Tuy nhiên, khi tiến vào khu vực khoảng trống (giữa khí quyển Thổ tinh và vành đai gần nhất), mọi thứ trở nên tĩnh lặng lạ thường.
Con tàu Cassini đang bay với vận tốc 34,000 mét/giây, gấp 45 lần viên đạn bay, để cung cấp những hình ảnh đầu tiên trong lịch sử về khí quyển sao Thổ. Ảnh do Cassini chụp gửi về Trái Đất. Nguồn: NASA.
Giám đốc dự án tàu vũ trụ Cassini, Earl Maize thuộc Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA ở Pasadena, California cho biết: "Vùng giữa các vành đai và sao Thổ rõ ràng là một vùng "trống rỗng rộng lớn".
Từ đây đến hết ngày 15/9/2017, Cassini sẽ vẫn tiếp tục cuộc hành trình khám phá sâu hơn nữa bề mặt Thổ tinh và vành đai. Trong khi đó, các nhà khoa học sẽ làm rõ về lý do tại sao mức độ bụi thấp hơn nhiều so với dự kiến, cũng như âm thanh và sự tĩnh lặng mà Cassini đã cung cấp".
Đồ họa: NASA/JPL.
Nguồn Trí thức trẻ