Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Lo đầu ra cho cây có múi
Thứ hai: 12:09 ngày 28/08/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Những năm gần đây, diện tích trồng cây có múi trên địa bàn tỉnh tăng khá nhanh, chủ yếu là cam sành, quýt đường, bưởi da xanh. Ðây là những loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một số cây trồng khác. Tuy nhiên, một khi diện tích cây trồng này tự phát tăng nhanh sẽ dẫn đến tình trạng mất ổn định đầu ra.

Một hộ trồng cam sành ở huyện Tân Châu.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự kiến đến năm 2020, ngành nông nghiệp chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang cây có múi với diện tích 3.000 ha. Hiện Tân Biên và Tân Châu là hai địa phương trồng cây có múi nhiều nhất tỉnh. Dù cây có múi nằm trong định hướng phát triển của tỉnh nhưng đến nay chưa có sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ để bảo đảm đầu ra cho trái cây được ổn định và bền vững hơn.

Vài năm trước, ông Nguyễn Hồng Nam (ngụ ấp Tân Lợi, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu) chuyển từ cây mãng cầu sang trồng 1,4 ha cam sành, 2 ha quýt đường, 3 ha bưởi da xanh. Vừa rồi, ông thu hoạch được 20 tấn cam sành và gần 20 tấn quýt đường, bán với giá 20.000 đồng/kg, hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái. Theo ông Nam, nếu thị trường tiêu thụ được mở rộng và ổn định thì lợi nhuận của nông dân được bảo đảm hơn.

Ông Nguyễn Văn Tĩnh (ấp Thạnh Sơn, xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên) cho biết, ông sắp thu hoạch 7 ha bưởi da xanh, dự kiến thu được 60 tấn. Số bưởi này cũng được bán cho thương lái. Hiện nay, bưởi da xanh chủ yếu được một bộ phận nhỏ người tiêu dùng trong nước chọn mua do giá khá đắt. Do đó, nếu nông dân ồ ạt trồng loại cây này sẽ dẫn tới tình trạng cung vượt cầu, gây nguy cơ “khủng hoảng” đầu ra cho trái bưởi da xanh.

Theo ông Tĩnh, để thu hút các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cây có múi, người trồng phải nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc canh tác. Còn ngành chức năng phải thực hiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung để tiện chăm sóc và liên kết sản xuất. Ông Tĩnh cũng kiến nghị ngành nông nghiệp lập phương án mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào loại cây trồng này để đẩy mạnh khâu liên kết sản xuất và tiêu thụ.

THANH NHI

Tin cùng chuyên mục