Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Lo ngại 'âm tính giả' làm lây lan bệnh dịch
Thứ năm: 09:02 ngày 13/02/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Tình trạng thiếu bộ xét nghiệm chuẩn khiến một số bệnh nhân cho kết quả không chính xác, tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Một bệnh nhân tại Bắc Kinh có kết quả âm tính sau ba lần xét nghiệm axit nucleic dịch ngoáy họng. Tuy nhiên, khi trích xuất mẫu bệnh phẩm từ đường hô hấp dưới, bác sĩ xác nhận anh mắc viêm phổi corona. Điều này làm dấy lên mối lo ngại là bệnh nhân viêm phổi có thể bị bỏ sót trong quá trình sàng lọc.

Bác sĩ tại tỉnh Quảng Đông đang tiến hành xét nghiệm mẫu bệnh phẩm corona. Ảnh: Reuters

Gao Zhancheng, Trưởng khoa Hô hấp và Chăm sóc tại Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh, cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến sự chính xác của xét nghiệm axit nucleic bao gồm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, diễn tiến của bệnh, phương pháp chiết xuất bệnh phẩm và môi trường phòng thí nghiệm.

"Xét nghiệm axit nucleic đối với các loại virus khác cũng không đảm bảo chính xác hoàn toàn. Song đây vẫn là biện pháp không thể thay thế", ông phát biểu trong buổi họp báo do Hội đồng Y tế Nhà nước tổ chức hôm 9/2.

Một chuyên gia y tế tại phòng nghiên cứu xét nghiệm nCoV. Ảnh: Reuters

Dù tốc độ xét nghiệm đã được cải thiện, một lượng lớn bệnh nhân nhiễm virus vẫn cho ra kết quả quả "âm tính". Theo hướng dẫn điều trị hiện hành, các trường hợp nghi nhiễm mới trải qua một lần xét nghiệm âm tính vẫn được yêu cầu cách ly và theo dõi sát sao tại cơ sở y tế.

Chính quyền Trung Quốc cũng đã phê chuẩn 7 bộ kit xét nghiệm axit nucleic loại mới, đồng phát triển bởi BGI Group, Liferiver, Shanghai GeneoDx, DAAN Gene, Sansure Biotech, Shanghai BioGerm và Shanghai Huirui Biotech.

Bộ dụng cụ được nghiên cứu lần đầu trong đợt bùng phát dịch SARS vào năm 2003, hoạt động theo cơ chế chiết xuất axit nucleic từ dịch thể lấy từ mũi hoặc cổ họng của bệnh nhân. Mẫu thử chứa mã di truyền của virus sau đó được xét nghiệm thông qua phản ứng sinh hóa hoặc giải trình tự gene. Toàn bộ quá trình mất vài giờ.

"Mỗi xét nghiệm gồm nhiều bước, sai lầm nhỏ dù ở bất kỳ giai đoạn nào cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả", Li Yan, người đứng đầu Trung tâm Chẩn đoán thuộc Bệnh viện Nhân dân Đại học Vũ Hán cho biết. 

Theo ông Wang Chen, Chủ tịch Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc, tỷ lệ chính xác của xét nghiệm là từ 35 đến 50%. Chuyên gia cũng đề nghị các nhân viên y tế chú ý hơn đối với những người đến từ tâm dịch Vũ Hán, có triệu chứng liên quan hoặc lịch sử dịch tễ học như tiếp xúc với bệnh nhân dương tính, dù kết quả xét nghiệm của họ ra sao.

Liang Lianchun, trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện YouAn Bắc Kinh, cho biết khi đánh giá một ca bệnh, bác sĩ sẽ chú ý đến hồ sơ dịch tễ, hình ảnh chụp CT và các triệu chứng lâm sàng. "Nếu một bệnh nhân có mức độ nghi nhiễm cao xét nghiệm nhiều lần vẫn ra âm tính, chúng tôi sẽ có sự giám sát phù hợp", ông nói. 

Bệnh viêm phổi do virus cororna khởi phát ở thành phố Vũ Hán vào tháng 12/2019 và lây lan ra toàn bộ Trung Quốc cùng nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Các nhà khoa học phỏng đoán nCoV cư trú trong cơ thể một loại dơi, truyền sang người qua vật chủ trung gian chưa xác định được bày bán tại chợ hải sản Huanan. Khu chợ đã bị đóng cửa.

Tính đến ngày 11.2, thế giới ghi nhận hơn 45.000 trường hợp dương tính và 1.115 ca tử vong. Trung Quốc đã phong tỏa gần 20 thành phố, hầu hết thuộc tỉnh Hồ Bắc. Đây là một phần trong nỗ lực chưa từng có của chính quyền đại lục để ngăn chặn dịch bệnh. 

Nguồn VNE (Theo China Daily, SCMP)

Tin cùng chuyên mục