Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Lợi thế của vaccine Covid-19 đường mũi
Chủ nhật: 11:26 ngày 11/09/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Vaccine Covid-19 hít qua đường mũi đang được các công ty phát triển và mang đến nhiều hứa hẹn.

Khi đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các loại vaccine hiện cũng được cập nhật để phù hợp với các biến chủng mới của SARS-CoV-2. Đến nay, tất cả loại vaccine Covid-19 được phê duyệt đều là loại tiêm dưới da.

Tuy nhiên, 2 công ty sản xuất vaccine trên thế giới đang có kế hoạch thay đổi điều này thông qua vaccine Covid-19 hít qua đường mũi.

CanSino Biologics, công ty dược phẩm của Trung Quốc, vừa được chấp thuận bởi Cục Quản lý Sản phẩm Y tế Trung Quốc với sản phẩm Convidecia Air - loại vaccine tái tổ hợp dùng qua đường hô hấp hấp, dưới dạng thuốc xịt mũi.

Bharat International, công ty công nghệ sinh học có trụ sở chính ở Ấn Độ, cũng vừa được cấp phép sử dụng hạn chế trong tình huống khẩn cấp ở quốc gia này với vaccine tái tổ hợp INCOVACC - loại vaccine dùng qua đường mũi dưới dạng thuốc nhỏ.

Vaccine mũi là gì?

Trong lịch sử, đây không phải lần đầu tiên các nhà khoa học phát triển vaccine mũi. Trước đó, chúng được sử dụng rộng rãi cho bệnh cúm mùa. Giới khoa học cũng đã có nghiên cứu về việc dùng vaccine mũi cho các bệnh lý khác như ho gà, viêm gan B hay tả lợn châu Phi.

Một số nghiên cứu cho thấy việc tiêm vaccine qua đường mũi mang lại lợi ích lớn khi chúng được dùng trực tiếp vào niêm mạc của cơ thể.

Hai loại vaccine Covid-19 qua đường mũi đã được công bố. Ảnh minh họa: CDC.

Niêm mạc hay lớp màng nhầy là lớp bên trong của các khoang trong cơ thể, gồm mũi, miệng… Các tuyến trong niêm mạc là nơi cơ thể sản xuất các chất nhầy.

Đây là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch. Khi một người hít thở, niêm mạc sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn và tác nhân gây bệnh khác xâm nhập cơ thể.

Niêm mạc cũng hấp thu một số tác nhân gây bệnh do mũi kết nối với hệ thống hô hấp. Điều này giúp vaccine mũi dễ dàng đi vào cơ thể.

Ngoài ra, vaccine mũi còn giúp giảm căng thẳng cho những người sợ kim tiêm. Các chuyên gia ước tính trong 4 người lớn sẽ có một người sợ kim tiêm. Với trẻ em, tỷ lệ này là 2 trong 3 trường hợp. Thống kê cũng cho thấy trong 10 người bất kỳ lại có một người không tiêm vaccine Covid-19 do sợ kim tiêm.

Ưu thế và tương lai của vaccine mũi

Cả Convidecia Air từ CanSino Biologics và iNCOVACC từ Bharat Biotech International Limited đều là vaccine tái tổ hợp.

Điều này đồng nghĩa các hãng này sử dụng một loại protein từ SARS-CoV-2 để sản xuất ra vaccine. Khi đi vào cơ thể, protein sẽ gắn vào tế bào và “dạy” chúng cách kích hoạt phản ứng miễn dịch khi không may gặp lại loại protein đó.

Các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành các nghiên cứu về việc sử dụng vector adenovirus làm nền tảng vaccine cho các bệnh khác bao gồm HIV, Ebola và nhiều bệnh truyền nhiễm.


Nhiều công ty trên thế giới cũng đang phát triển vaccine Covid-19 qua đường mũi. Ảnh minh họa: mat_napo.

Theo tuyên bố trên trang web CanSino Biologics, Convidecia Air sử dụng nền tảng công nghệ vector adenovirus tương tự Convidecia - vaccine Covid-19 dạng tiêm của công ty này.

Convidecia gần đây đã được đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với Convidecia cho thấy loại vaccine này mang lại 57,5% hiệu quả chống lại việc nhiễm SARS-CoV-2 và ngăn ngừa triệu chứng từ 28 ngày trở lên sau khi tiêm.

Trong khi đó, vaccine mũi iNCOVACC của Bharat Biotech được phát triển với sự hợp tác của Đại học Washington St. Louis. Loại vaccine này mũi được báo cáo là cho kết quả thành công sau các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, 2 và 3.

Mặc dù là hai loại vaccine Covid-19 qua mũi đầu tiên nhận được sự chấp thuận, vẫn có những sản phẩm của công ty khác đang được phát triển

Một nhóm các nhà vi sinh vật học tại Mount Sinai đang phát triển một loại vaccine Covid-19 dùng theo đường mũi. Loại vaccine này đã hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 1 và 2 ở Thái Lan, Brazil, Mexico và Việt Nam. Thử nghiệm giai đoạn 1 mới nhất cũng cũng đã được triển khai tại Mount Sinai (Mỹ).

Tháng 3 vừa qua, Đại học Oxford (Anh) cũng đã báo cáo về việc khởi động các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 với vaccine Covid-19 dạng mũi của đơn vị này hợp tác với AstraZeneca.

Tháng 5, Codagenix, một công ty phát triển vaccine có trụ sở tại Mỹ, đã thông báo bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 cho vaccine Covid-19 dùng trong mũi CoviLiv của họ.

Nguồn Zing

Tin cùng chuyên mục