Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Câu chuyện cuối tuần
Luật ở “xứ dân chủ”
Thứ năm: 20:14 ngày 24/09/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Sáng, Tư Cà ngồi một mình trong quán cà phê nhỏ ven thành phố, mông lung nhìn hàng tre phơ phất xa xa, trong nắng sớm. Hồn đang lãng đãng, bỗng đâu cái giọng ồm ồm của Năm “Thời sự” cắt ngang.

- Ê, Tư Cà! Cha nội làm báo, Ðông Tây kim cổ cũng được ba mớ. Vậy tôi hỏi ông, ở bên Tây, nhất là ở Mỹ, tội danh “chống người thi hành công vụ”, pháp luật xử sao?

- Mới sáng sớm mà sao mày mặt đỏ ké vậy? Bộ làm ba xị rồi hả?

- Bậy bạ nhen! Tui mới lướt điện thoại, thấy tin một chiến sĩ cảnh sát cơ động tỉnh Bắc Giang bị xe ô tô khách tông, hy sinh trên đường đi cấp cứu. Lên mạng xã hội facebook, xem một đoạn video clip quay cảnh sát giao thông bị người vi phạm rượt chạy có cờ.

Rồi xem vụ toà xử “đám thảo khấu” Lê Ðình Kình trong vụ Ðồng Tâm, thấy mấy thằng “dân chủ ba que” bênh vực cho hành động đổ xăng thiêu chết 3 cán bộ- chiến sĩ… Ðọc mà sôi máu. Thấy ông ngồi đây, tui mới qua hỏi!

- Ờ… ờ, tui cũng không rành mấy, dù học luật, nhưng văn không ôn, võ không luyện, của thầy trả thầy cũng không ít. Ðại để là như thế này, ở bất kỳ quốc gia nào, người dân đều hiểu một nguyên tắc cơ bản nhất - thượng tôn pháp luật là phải chấp hành theo yêu cầu của lực lượng thực thi pháp luật.

Ở cái quốc gia nổi tiếng “dân chủ” như Mỹ, giết sĩ quan cảnh sát là một trong số 9 tội danh được coi là trọng tội, bản án cao nhất là tử hình hoặc tù chung thân không ân xá. Ðáng nói, trong số 32 bang của nước Mỹ áp dụng án tử hình thì cả 32 bang này đều quy định mức án cao nhất cho tội giết cảnh sát.

Ở Canada, Luật Hình sự nước này quy định, tội danh giết hại cảnh sát hoặc nhân viên nhà tù, mức án cao nhất là tù chung thân không được ân xá trong vòng ít nhất 25 năm. Ở Anh, do không có án tử hình nên án phạt đối với tội giết cảnh sát là một trong những tội danh nằm trong khung hình phạt nghiêm khắc nhất, ít nhất 30 năm tù.

Còn theo Luật Hình sự Italia, Ðiều 576 và 577 quy định hình phạt bắt buộc là tù chung thân đối với tội giết người được áp dụng trong một số trường hợp, trong đó có tội giết hại cảnh sát đang thực thi nhiệm vụ.

Luật hình sự Australia quy định, hành vi chống đối và tấn công cảnh sát, người nào tấn công, quấy rối hoặc đe doạ sĩ quan cảnh sát trong khi thi hành nhiệm vụ, dù không gây thương tích có thể bị phạt tù từ 5-7 năm; nếu gây rối trật tự công cộng, hành hung cảnh sát gây thương tích có thể bị phạt tù 9 năm; nếu gây thương tích nghiêm trọng cho cảnh sát trong khi thi hành công vụ có thể bị phạt tù từ 12-14 năm… Với tội danh giết hại cảnh sát, hình phạt chung là tù chung thân.

- Luật quy định là vậy, nhưng trong trường hợp nào, cảnh sát nước ngoài được nổ súng, ông nói tui nghe coi, Tư Cà? 

- Trời, vụ này xin được “khất nợ” nhen Năm “Thời sự”, để tui tham vấn mấy chuyên gia, chớ ba mớ như tui, trả lời không rõ ràng thì kỳ. Ðọc tin tức trên CNN, Reuters hay BBC, có thể túm lợi là vầy. Bên Mỹ, khi cảnh sát hô đứng yên, nằm xuống đất, mà anh cho tay vào túi, dù ý định là móc giấy tờ ra trình, cũng bị bắn như thường.

Nên nhớ là bên đó, cảnh sát Mỹ được huấn luyện bắn vào những điểm chí tử nhằm vô hiệu hoá nghi phạm ngay lập tức. Còn ở Ðức, cứ cầm hung khí tấn công lực lượng chức năng, không cần biết là dao hay súng, chắc ăn là đi “bán muối” hén!

- Vậy tui hỏi ông, tại sao Công an, Cảnh sát Việt Nam mình không được nổ súng trong những trường hợp tương tự? Rồi làm sao bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội? Hổng lẽ cứ để các đối tượng côn đồ, hung hãn, manh động, liều lĩnh tấn công, đe doạ đến tính mạng mà không thể sử dụng biện pháp mạnh để trấn áp?

- Thì…!!!

Ð.H.T

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh