Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam (10.10.1945 - 10.10.2021):
Luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân
Thứ sáu: 19:06 ngày 08/10/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Tại Điều 3 Luật Luật sư quy định về chức năng xã hội của luật sư nêu rõ, hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Các luật sư Đoàn Luật sư tỉnh chuẩn bị thu hình chương trình Gặp gỡ Luật sư tại Báo Tây Ninh.

Ngày 10.10.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh 46/SL quy định về tổ chức các đoàn thể luật sư trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày 14.1.2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg lấy ngày 10.10 hàng năm là Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam.

Đội ngũ luật sư Việt Nam ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của cách mạng Việt Nam. 76 năm qua (10.10.1945 - 10.10.2021), lực lượng luật sư không ngừng lớn mạnh về số lượng cũng như tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề. Thực tế, giới luật sư thời gian qua đã góp phần tích cực trong việc phát huy quyền dân chủ cơ bản của công dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân, đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ pháp luật, phục vụ tích cực công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta. 

Trong những năm qua, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nói chung và Đoàn Luật sư tỉnh Tây Ninh nói riêng đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu thực hiện nhiệm vụ theo quy định pháp luật, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm hoạt động của Đoàn Luật sư tỉnh và có những chỉ đạo, hỗ trợ để Đoàn Luật sư tỉnh hoạt động hiệu quả, luật sư hành nghề đúng quy định pháp luật, thông qua đó cùng với các đơn vị liên quan góp phần tích cực công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân với nhiều hình thức đa dạng.

Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh luôn quan tâm đến việc phát triển đội ngũ luật sư đông về số lượng, mạnh về chất lượng, xây dựng Đoàn Luật sư tỉnh thành một tập thể đoàn kết, cùng đóng góp tích cực, hiệu quả vào công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng.

Luật Sư Phan Văn Vĩnh trong một buổi thu hình tại Đài truyền hình Tây Ninh.

Theo Luật sư Nguyễn Thế Tân- Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh, Luật Luật sư được chính thức ban hành từ năm 2006 và được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2012, 2015. Tại Điều 3 Luật Luật sư quy định về chức năng xã hội của luật sư nêu rõ, hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngày 10.10 là ngày truyền thống Luật sư Việt Nam, đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội rộng lớn ghi nhận sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội đối với đội ngũ luật sư và nghề luật sư ở Việt Nam; đồng thời, ghi nhận sự trưởng thành lớn mạnh của đội ngũ luật sư và tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư ở nước ta.

Từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của luật sư trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý có chất lượng cho cộng đồng xã hội, tạo lập niềm tin với Đảng, Nhà nước và xã hội; góp phần xây dựng, củng cố hình ảnh, địa vị pháp lý của luật sư và nghề luật sư trước cộng đồng xã hội.”

Luật sư Phan Văn Vĩnh- Phó Chủ tịch Hội đồng Khen thưởng kỷ luật, Phó ban Đối ngoại và hoạt động phong trào Đoàn Luật sư Tây Ninh cho biết, tại Quy tắc 1 – Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam xác định: “Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”

Luật sư Phan Văn Vĩnh chia sẻ, ông rất tâm đắc một nội dung mà lãnh đạo TAND Tối cao quan tâm đề cập cho rằng, yêu cầu hòa giải và đối thoại trong các vụ án dân sự có tầm quan trọng và rất cần thiết. Luật sư Vĩnh cho rằng, với luật sư, làm được vấn đề mà lãnh đạo TAND tối cao quan tâm, chính là vừa góp phần giải quyết vụ án nhanh chóng, đạt được sự đồng thuận cao, lại góp phần giảm chi phí tố tụng cho khách hàng của mình.

Trong thực tế, có vụ án đạt được thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên trong giai đoạn công bố chứng cứ và hòa giải ở cấp sơ thẩm, dẫn tới việc không cần phải mở phiên tòa xét xử nữa. Có vụ án, tại cấp phúc thẩm, trước khi vào xét xử hai bên đã đạt được thỏa thuận, giúp việc xét xử nhanh chóng và đồng thuận cao, tránh được việc khiếu kiện kéo dài.

Luật sư Vĩnh còn cho biết thêm, luật sư không chỉ làm nhiệm vụ ở các phiên tòa mà còn giúp nhiều người dân trong các vụ khiếu nại và tố cáo vì quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị ảnh hưởng. Trong hoạt động tố tụng đối với Tòa án, đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả hòa giải, đối thoại là giải pháp căn cơ, giúp giải quyết khối lượng công việc ngày càng nặng nề, trong bối cảnh hàng năm các tranh chấp, khiếu kiện không ngừng tăng lên cả về số lượng và tính chất phức tạp.

Các luật sự thuộc Đoàn Luật sư tỉnh tham gia bào chữa tại phiên tòa.

Riêng đối với vai trò của luật sư, hòa giải trong tố tụng dân sự là một thủ tục do toà án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự, giúp các đương sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, giảm bớt thời gian tố tụng kéo dài.

Cùng với tiến trình phát triển của nền dân chủ, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vai trò, vị trí quan trọng của Luật sư ngày càng được khẳng định và nâng cao. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa là quyền cơ bản của con người, từ đó đề cao vai trò của luật sư trong việc góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế, bảo vệ các quyền cơ bản của con người, quyền công dân trong giai đoạn mới xây dựng, phát triển dân chủ và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Dân Hùng

Tin cùng chuyên mục