Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lý do bây giờ mới gọi Covid-19 là đại dịch
Thứ năm: 19:49 ngày 12/03/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
WHO quyết định tuyên bố "Covid-19 là đại dịch" sau thời gian cân nhắc về mức độ ảnh hưởng của khái niệm này, bởi đây không phải từ có thể dễ dàng sử dụng.

Ngày 11/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố "Covid-19 là đại dịch", kể từ khi bệnh được phát hiện lần đầu ở Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái. Hiện dịch lan rộng 124 quốc gia, vùng lãnh thổ, hơn 126.000 bệnh nhân, hơn 4.600 người đã chết.

"Đại dịch là quá trình bùng phát toàn cầu của một căn bệnh mới nghiêm trọng, dễ dàng lây nhiễm trên toàn thế giới", ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ cho biết.

Trong suy nghĩ của nhiều người, từ "đại dịch" có liên quan mật thiết đến đại dịch cúm năm 1918 đã giết chết hàng chục triệu người, Fauci nói. Nhưng theo định nghĩa, một đại dịch không đòi hỏi quy mô hủy diệt. Đó là một thuật ngữ được định nghĩa mở.

Vào tháng 2, Fauci đã giải thích tại sao Covid-19 chưa đáp ứng được định nghĩa về "đại dịch". Thời điểm đó, sự lây lan của nCoV ở các quốc gia khác vẫn chưa nhiều. Các trường hợp lây nhiễm bên ngoài Trung Quốc có liên quan đến du lịch, công tác, ảnh hưởng toàn cầu chưa phổ biến.

Áo và Hungary đã cấm người nhập cảnh từ Italy. Ảnh: AP.

Dịch xảy ra, WHO đã họp hai lần về vấn đề này, vẫn quyết định không tuyên bố đại dịch. Tổng giám đốc WHO Tedros cho rằng (khi ấy) "còn quá sớm" để báo động toàn cầu về nCoV. Lý do theo ông, số ca nhiễm bên ngoài Trung Quốc không nhiều, chưa có bằng chứng cho thấy virus lây nhiễm dễ dàng từ người sang người và bản thân Trung Quốc đang rất nỗ lực dập dịch.

William Schaffner, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Vanderbilt cho biết, khái niệm "dịch bệnh" mô tả một căn bệnh ảnh hưởng đến một khu vực xác định, còn "đại dịch" có tác động toàn cầu.

Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng: "WHO nhận thức được từ này có thể gây ra nỗi sợ hãi vô căn cứ, nếu sử dụng không chính xác sẽ khiến người ta chấp nhận một cách vô lý rằng cuộc chiến chống nCoV đã kết thúc ".

Đến nay, sự thờ ơ phản ứng chậm chạp và không thỏa đáng của một số quốc gia khi Covid-19 lan rộng là một trong các lý do khiến WHO tuyên bố đại dịch. Tuyên bố được đưa ra khi các ca nhiễm nCoV đang nhanh chóng gia tăng trên toàn thế giới. Các ca nhiễm bên ngoài Trung Quốc đã tăng gấp 13 lần trong hai tuần, số quốc gia bùng phát Covid-19 tăng gấp ba lần.  

"WHO lo ngại sâu sắc mức độ lây lan, mức độ nghiêm trọng và mức độ thờ ơ đáng báo động. Mỗi ngày chúng tôi đều kêu gọi các nước có hành động khẩn cấp và tích cực. Chúng tôi đã đưa ra hồi chuông cảnh báo to và rõ", Tổng giám đốc WHO nói.

Michael Ryan, Giám đốc Chương trình Các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe của WHO, cho biết "tuyên bố đại dịch nhằm thúc giục toàn thế giới chiến đấu chứ không phải là lý do để các chính phủ từ bỏ hoặc tăng sợ hãi".

Nguồn VNE (Theo USAToday)

Tin cùng chuyên mục