Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Thay vì về nhà sau khi hạ cánh, nhiều tiếp viên hàng không lựa chọn ngủ qua đêm tại khách sạn. Vì sao lại như vậy?
Vì sao tiếp viên hàng không không về nhà sau khi hạ cánh?
Không ít người vẫn cho rằng tiếp viên hàng không rất thảnh thơi và được đi nhiều nơi, hưởng nhiều đặc quyền mà không phải ngành nghề nào cũng có được. Tuy nhiên, thực tế, nghề tiếp viên hàng không không hề hào nhoáng như mọi người tưởng tượng mà ngược lại rất vất vả. Trong nhiều trường hợp, sau khi máy bay hạ cánh, họ sẽ không được về nhà ngay như nhiều ngành nghề khác.
Thực tế, một số chuyến bay sẽ bị hoãn sang giờ bay khác và tiếp viên phải điều chỉnh thời gian làm việc sao cho phù hợp với giờ bay nhất có thể. Tức là, mọi người phải đi làm ngay lập tức ngay sau khi có thông báo máy bay cất cánh trở lại và không thể về nhà trong khoảng thời gian này.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, trong quá trình di chuyển trên máy bay sẽ có một số hành khách mất bình tĩnh và trở nên kích động, lúc này tiếp viên phải đứng ra xoa dịu. Điều này khiến họ mệt mỏi cũng như hình thành nên một số cảm xúc tiêu cực và một số người sẽ không muốn mang những thứ này về nhà.
Bên cạnh đó, một số tiếp viên có nhà ở xa sân bay, nếu chạy đi chạy lại liên tục sẽ khiến bản thân cảm thấy mệt mỏi. Hơn nữa, khi tiếp viên hàng không tan làm về cơ bản đã là lúc tối muộn, họ chỉ có thể bắt taxi về nhà, điều này có thể gây ra một số nguy cơ về an toàn nên họ thích sống tại khách sạn gần đó hơn.
Đồng thời, nhiều khách sạn đã ký thỏa thuận hợp tác với sân bay, cho tiếp viên hàng không có thể ở lại miễn phí. Vì điều này giúp khách sạn nâng cao danh tiếng và thu hút nhiều người đến ở hơn khi có những người như tiếp viên hàng không lưu trú. Đồng thời, khách sạn có thể cung cấp một môi trường sống an toàn và thoải mái cho các tiếp viên hàng không để họ có thể nghỉ ngơi.
Những sự thật ít biết về nghề tiếp viên hàng không
-Họ không chỉ là người phục vụ đồ ăn và thức uống
Hầu hết chúng ta đều đang hiểu nhầm về nhiệm vụ của tiếp viên hàng không. Một cựu tiếp viên hàng không cho rằng quan điểm sai lầm nhất mà mọi người hiểu về tiếp viên hàng không là chỉ coi họ như một "hầu bàn trên bầu trời". Đó là một phần công việc của họ, nhưng lần sau khi bạn rung chuông gọi tiếp viên, hãy nhớ rằng lý do thực sự họ ở đây không phải chỉ là phục vụ các bữa ăn mà là để đảm bảo sự an toàn của bạn.
-Họ phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về ngoại hình
Họ không chỉ phải tuân thủ quy định về trang phục, mà nhiều hãng hàng không – đặc biệt là ở Trung Đông và châu Á, tiếp viên còn phải tuân thủ quy định về màu tóc, kiểu tóc và cách trang điểm. Móng tay cũng phải được sơn đúng kiểu, trang sức phải hạn chế tối đa.
Những quy định về ngoại hình không dừng lại ở quần áo và phụ kiện. Một số hãng hàng không đặt ra yêu cầu về trọng lượng cơ thể và tỷ lệ mỡ. Các tiếp viên được kiểm tra cân nặng mỗi năm một lần và phải đạt chỉ số BMI lành mạnh.
-Họ được đào tạo để đỡ đẻ trên máy bay
Bên cạnh những hướng dẫn y tế khác, tiếp viên hàng không được đào tạo để đỡ đẻ trên máy bay.
-Họ được đào tạo võ thuật
Nếu như khả năng đỡ đẻ chưa làm bạn ngạc nhiên thì có lẽ bạn phải bất ngờ với khả năng đấu võ. Kỹ năng này được đào tạo nhằm mục đích giúp các tiếp viên ứng phó với những hành khách ngang bướng hoặc tình huống bị tấn công.
Nguồn nguoiduatin