Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Mạng xã hội có ảnh hưởng tích cực và không ít tiêu cực đến đời sống báo chí
Thứ sáu: 21:49 ngày 07/09/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ngày 7-9, tại TP Cần Thơ, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo TP Cần Thơ tổ chức Tọa đàm “Nhà báo và mạng xã hội”.

Nhà báo Nguyễn Bé, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: HÀM LUÔNG

Chủ trì buổi tọa đàm gồm có Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Bé; Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam Phan Hữu Minh và Chủ tịch Hội Nhà báo TP Cần Thơ Huỳnh Quốc Hoàng.

Tham dự buổi tọa đàm còn có lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Sở TT-TT, Hội Nhà báo và lãnh đạo các cơ quan báo chí khu vực phía Nam.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Bé, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: Hiện nay, mạng xã hội đã thực sự trở thành một yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút sự tương tác, số người sử dụng, cũng như trở thành một nguồn tin quan trọng cho báo chí. Nhiều cơ quan báo chí (đặc biệt báo điện tử) đã sử dụng mạng xã hội và trang fanpage để tăng cường tương tác giữa tòa soạn và bạn đọc, là kênh quảng bá hữu hiệu cho báo chí.

Đồng thời, các phóng viên - nhà báo sử dụng mạng xã hội (facebook, twitter, instargram…) để chia sẻ thông tin lẫn nhau và là nguồn cung cấp tin, bài cho độc giả và cũng là nguồn cung cấp chủ đề mới thu hút bạn đọc. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có không ít ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống báo chí, đặc biệt những tờ báo gánh vác nhiệm vụ chính trị, định hướng người đọc.

Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: HÀM LUÔNG 

Mặt khác, sau một năm thực hiện Luật Báo chí 2016 và 10 Điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, bên cạnh những kết quả tích cực, đáng ghi nhận thì cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Có những vấn đề mới phát sinh cần phải cập nhật, bổ sung để giúp cho hội viên, nhà báo xác định rõ hơn trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ của hội viên - nhà báo khi tham gia mạng xã hội, đồng thời giúp Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo các cấp tham chiếu, làm cơ sở xử lý những sai phạm trong thực tiễn.

Vì vậy, việc Thường trực Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể hóa Điều 5 Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam "Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác" là đúng đắn, cần thiết và phù hợp với thực tiễn hoạt động báo chí hiện nay.

Trao đổi tại buổi tọa đàm, các đại biểu đều cho rằng, việc ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hóa Điều 5 Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam là đúng đắn, cấp thiết và vấn đề "nóng" trong hoạt báo chí hiện nay. 

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, bên cạnh những mặt tích cực, mạng xã hội cũng có không ít ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống báo chí, đặc biệt những tờ báo gánh vác nhiệm vụ chính trị định hướng người đọc. Cần hết sức tránh tình trạng nhà báo tham gia mạng xã hội, sử dụng thông tin trên mạng xã hội nhưng thiếu sự thẩm định, kiểm định, rồi từ đó đi theo những thông tin sai trái.

Nguồn SGGPO

Tin cùng chuyên mục