Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Một số sự kiện trong ngày 8 tháng 1:
Chủ nhật: 21:11 ngày 08/01/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ngày 8-1-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thǎm xí nghiệp may 10 (nay là Công ty may 10) ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Bác cǎn dặn công nhân, cán bộ phải đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, cải tiến kỹ thuật và quản lý tốt xí nghiệp.

Đến ngày 24-2-1959, Bác lại viết thư gửi công nhân, cán bộ xí nghiệp may 10. Trong thư, Bác tỏ ý vui mừng thấy công nhân, cán bộ đã "có tiến bộ khá" về đoàn kết, thi đua, cải tiến kỹ thuật, tǎng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, quản lý xí nghiệp và gửi lời cảm ơn anh, chị em đã biếu bộ quần áo.

Bác viết: "Bác đã nhận rồi. Nay Bác gửi bộ quần áo ấy làm giải thưởng cho một đợt thi đua. Khi nào đợt thi đua kết thúc, do các cô các chú bình nghị, ai khá nhất thì được giải thưởng ấy".

* Phan Ngọc Hiển sinh nǎm 1910, quê ở thành phố Cần Thơ. Thường gọi là Giáo Hiển.

Nǎm 1931, ông dạy học ở Cà Mau. Tại đây ông đã giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, chống áp bức bóc lột. Sau khi tiếp xúc với các chiến sĩ Cộng sản, tháng 3-1936, ông được kết nạp vào chi bộ Đảng Cộng sản ở thị xã Cà Mau.

Đêm 13-12-1940, ông Phan Ngọc Hiển chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Hòn Khoai, bắt giết tên chủ đảo Ôliviê. Rạng sáng ngày 14, ông cùng các chiến hữu rút về Rạch Gố. Nhưng đến cuối tháng 12-1940, ông bị địch bắt.

Tháng 1-1941, chúng xử bắn ông Phan Ngọc Hiển tại sân vận động Cà Mau, lúc đó ông mới 31 tuổi.

Ngày nay tên ông được đặt cho một huyện ở tỉnh Cà Mau, đó là huyện Ngọc Hiển.

* Từ ngày 8 tháng giêng đến ngày 5-2-1966, quân và dân Củ Chi (tỉnh Gia Định cũ) đã giành thắng lợi to lớn trong việc chống địch càn quét.

Trong chiến thắng này, quân và dân Củ Chi không những phá tan cuộc càn quét lớn của 8 nghìn quân Mỹ, Úc và Tân Tây Lan, tiêu diệt bộ phận sinh lực quan trọng của chúng mà còn làm thất bại âm mưu của Mỹ nhằm đẩy lùi vòng bao vây của ta đang ngày càng thắt chặt xung quanh Sài Gòn.

* Từ ngày 8 tháng giêng đến cuối tháng 3-1950, ta mở chiến dịch Lê Hồng Phong đánh Pháp ở Tây Bắc. Lực lượng của ta có 2 trung đoàn, 3 tiểu đoàn, một số đơn vị binh chủng và bộ đội địa phương.

Mở đầu chiến dịch, quân ta tiêu diệt cứ điểm của Pháp ở phố Lu (Lào Cai) gồm 2 đại đội lính Âu Phi tinh nhuệ, sau 6 ngày vây hãm và tấn công. Đây là trận công kiên lớn đầu tiên của bộ đội ta ở mức trung đoàn.

Trong toàn chiến dịch, ta diệt 5 vị trí địch, bức rút 3 vị trí dọc tả ngạn sông Thao, diệt 500 tên địch, làm bị thương hơn 200 tên, bắt sống gần 100 tên, quét sạch phòng tuyến sông Thao của Pháp, giải phóng một vùng rộng hàng trǎm kilômét vuông cùng hàng vạn đồng bào.

Thế giới

* Chu Ân Lai sinh nǎm 1898, người tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc và mất ngày 8-1-1976.

Ông đã từng du học ở Nhật Bản, ở Pháp. Nǎm 1922 tham gia nhóm Cộng sản trẻ Trung Quốc ở nước ngoài, rồi trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Pháp.

Sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập (nǎm 1949), ông liên tục được bầu làm Thủ tướng Quốc Vụ Viện Trung Quốc và giữ chức vụ này tới khi qua đời.

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh