PC vị trí 1 - Tuyên truyền - Đầu trang
PC vị trí 1 - Tuyên truyền - Đầu trang
Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Mưa sao băng kép hiếm gặp đạt đỉnh 3 ngày đầu tuần
Chủ nhật: 18:41 ngày 28/07/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Trái Đất vừa "cắt đuôi" cùng lúc hai sao chổi, dẫn đến 2 trận mưa sao băng chồng chéo lên nhau, lần lượt đạt cực đại trong vài ngày tới.

Theo Live Science, những người yêu thích thiên văn sắp được chứng kiến trận mưa sao băng "kép" khi cả Southern Delta Aquariids và Alpha Capricornids đều đạt cực đại vào tuần tới.

Một trận mưa sao băng - Ảnh: NASA

Mưa sao băng Southern Delta Aquariids như tuôn ra từ chòm sao Bảo Bình (Aquarius), đã rơi nhẹ từ giữa tháng 7 và chỉ chấm dứt vào giữa tháng 8.

Tuy vậy, nó sẽ đẹp nhất trong thời điểm cực đại rơi vào ngày 29 hoặc 30-7 năm nay, tùy theo múi giờ của đất nước bạn.

Trong khi đó, mưa sao băng Alpha Capricornids đã bắt đầu rơi nhẹ từ đầu tháng 7 và tiếp tục cho đến ngày 15-8, nhưng sẽ đạt đỉnh vào ngày 30 hoặc 31-7.

Trận mưa sao băng này phát ra ở điểm khá gần tâm điểm của Southern Delta Aquariids, ở vị trí cạnh chòm sao Ma Kết (Capricorn).

Vị trí phát ra 2 trận mưa sao băng dược đánh dấu bằng màu xanh lá cây - Ảnh: THE WEATHER NETWORK

Southern Delta Aquariids và Alpha Capricornids lần lượt được tạo ra khi Trái Đất bay cắt qua chiếc đuôi đầy đá bụi của hai sao chổi 96P/Machholz và169P/NEAT.

Nhà thiên văn Nicholas Moskovitz từ Đài quan sát Lowell ở Arizona - Mỹ nói với Live Science rằng sự kiện kép này là một sự trùng hợp đáng kinh ngạc khi quỹ đạo các vật thể vô tình cắt qua nhau vào đúng vị trí, đúng thời điểm.

Mỗi trận mưa sao băng sẽ chỉ thắp lên trên bầu trời Trái Đất vài chục ngôi sao băng mỗi giờ trong đêm cực đại, tuy nhiên vì xuất hiện cùng nhau nên chúng ta vẫn sẽ thấy một màn trình diễn ngoạn mục.

Nếu bạn bỏ lỡ những đêm ngoạn mục nhất, việc quan sát trước hoặc sau đó đôi ngày vẫn đủ để thưởng ngoạn khá nhiều ngôi sao băng.

Vị trí quan sát thuận lợi nhất dành cho hai trận mưa sao băng này là Nam bán cầu. Tuy nhiên một số quốc gia Bắc bán cầu vẫn trông thấy dễ dàng nếu có tầm nhìn tốt về chân trời phía Nam.

Nguồn NLĐO

data:
Yến sào LifeNest
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh