Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Ông bà ta thường nói “Mùng một Tết Cha, mùng hai Tết Mẹ, mùng ba Tết Thầy” nhằm nhắc nhở con cháu, học trò truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của người Việt Nam từ xưa đến nay.
Dân gian cũng có câu: "Mùng một là Tết nhà cha, Mùng hai nhà mẹ, mùng ba nhà Thầy".
Tết ngoài tri ân, báo hiếu, công ơn cha mẹ thì còn là dịp để học trò tri ân, thăm hỏi và chúc Tết thầy cô - những người cho học trò con chữ, kiến thức, dạy dỗ bao thế hệ học sinh nên người. Ảnh minh họa
Riêng "mùng ba tết thầy" là nhắc nhớ truyền thống tôn sư trọng đạo với ý nghĩa "Bán tự vi sư, nhất tự vi sư" (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Tôn vinh người Thầy đã truyền chữ, dạy nghề... cho học trò để thành danh, thành tài, ra sức giúp dân cứu đời...
Sau khi chúc Tết Cha, Mẹ, người học trò ghi nhớ công ơn người Thầy đã giáo dục, rèn luyện, cho người học trò con chữ, kiến thức để "cứu nhân độ thế"... Cho nên vào mùng ba người học trò "trả nghĩa" ơn thầy phải đến chúc tết, mừng thọ thầy. Và người Thầy trong quan niệm Nho giáo rất quan trọng: "Quân- Sư - Phụ", có nghĩa trước là Vua, thứ đến là Thầy sau mới là Cha. Người Thầy xếp trên cả vai trò của người Cha.
Từ xưa đến nay, đạo lý ấy được truyền đời và vị trí người Thầy luôn đặt lên cao: "Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy".
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ trên ANTV: "Câu tục ngữ nhắc đến 3 nhân vật quan trọng nhất đối với mỗi con người đó là cha, mẹ, thầy cô giáo. Mỗi người đều phải đến chúc tết thăm hỏi những người trên đặc biệt cha, mẹ và thầy. Câu thành ngữ ấy cũng nói đến phong tục rất là đẹp của dân tộc ta, đó là sự kính trọng, quan tâm, chăm sóc đối với những người trên trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam".
Một số hình ảnh minh họa Tết thầy:
Hình ảnh Ông đồ, người thầy giáo ngày xưa
Học trò Tết thầy ngày nay
Đây cũng là dịp họp mắt gặp mặt nhau ngày đầu năm.
Nguồn Tổng hợp