Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Mỹ, Italy trông chờ vào Trung Quốc trong 'cơn khát' máy thở
Thứ tư: 08:44 ngày 25/03/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Các nhà máy Trung Quốc đang hoạt động với công suất tối đa để đáp ứng hàng loạt đơn đặt hàng máy thở từ Mỹ đến Italy.

Cách Bắc Kinh (Trung Quốc) 40 phút lái xe, công ty Beijing Aeonmed làm việc 24/7 kể từ ngày 20/1.

Sau khi đáp ứng nhu cầu nội địa, suốt 2 tuần nay, các dây chuyền sản xuất của nhà máy hoạt động không ngừng nghỉ để đáp ứng hàng loạt đơn đặt hàng máy thở từ nước ngoài. Thậm chí, các nhân viên nghiên cứu và phát triển cũng tham gia vào dây chuyền sản xuất.

“Giờ đây, không một quốc gia nào trên thế giới không mua máy thở từ Trung Quốc. Chúng tôi có hàng chục nghìn đơn đặt hàng đang chờ. Vấn đề là làm thế nào để sản xuất chúng thật nhanh”, Bloomberg dẫn lời ông Li Kai, Giám đốc Beijing Aeonmed cho biết.

Mỹ, Italy thiếu máy thở

Toàn thế giới đã ghi nhận hơn 15.000 trường hợp tử vong vì virus corona chủng mới đến từ Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Các bác sĩ từ Milan (Italy) đến New York (Mỹ) tuyệt vọng tìm kiếm máy thở.

Cuối tuần trước, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho biết bang có thể cần đến 30.000 máy thở, trong khi bang này chỉ có 5.000-6.000 chiếc. “Máy thở, máy thở và máy thở. Đây là nhu cầu lớn nhất”, ông Coumo nhấn mạnh.

Hiệp hội Hồi sức Tích cực Mỹ ước tính sẽ có khoảng 960.000 bệnh nhân nhiễm Covid-19 cần đến máy thở. Nhưng nước này chỉ có khoảng 200.000 chiếc. Tại Italy, tình trạng khan hiếm máy thở đã khiến các bác sĩ buộc phải phân loại bệnh nhân.

Các nhà máy Trung Quốc hoạt động ngày đêm để đáp ứng nhu cầu máy thở tăng cao trên toàn cầu. Ảnh: Getty Images.

Theo Bloomberg, Trung Quốc đang tìm cách lấy lại vai trò lãnh đạo quốc tế sau khi che đậy thông tin dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) hofoiu tháng 12/2019 khiến virus corona lây lan ra ngoài biên giới.

Đối với các công ty như Beijing Aeonmed, hàng loạt đơn đặt hàng từ hàng chục quốc gia đổ về, nhiều nước thuê máy bay tư nhân hoặc máy bay quân sự để nhận máy. Aeonmed không phải công ty duy nhất tại Trung Quốc chạy đua với thời gian để sản xuất máy thở.

“Tất cả nhà máy sản xuất máy thở ở Trung Quốc đều sử dụng công suất tối đa để đáp ứng nhu cầu nước ngoài”, ông Wu Chuanpu, Giám đốc Vedeng.com, cho biết.

Trung Quốc có thể cung cấp hàng chục nghìn máy thở

Theo ông Wu, các nhà máy phải hoạt động với công suất này cho đến tháng 5. Vedeng vẫn nhận được đến 60-70 đơn đặt hàng mỗi ngày. Mỗi đơn yêu cầu hàng trăm đến hàng nghìn máy thở.

Nhu cầu máy thở tại Mỹ lớn đến nỗi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bật đèn xanh cho các nhà sản xuất ôtô sử dụng nhà máy để chế tạo máy thở. “Ford Motor, General Motors và Tesla đã tiên phong chế tạo máy thở”, ông Trump đăng tải tweet hôm 22/3.

Tuy nhiên, không giống khẩu trang hay nhiệt kế, máy thở có rào cản về đầu vào khiến việc mở rộng sản xuất trở nên khó khăn hơn. “Việc mở rộng dây chuyền sản xuất tốn nhiều thời gian, tài nguyên và nhân sự. Nó rất cồng kềnh”, ông Wu tiết lộ.

Thông thường, các bệnh viện chỉ có vài chục máy thở. Bây giờ, họ cần chúng cho mỗi chiếc giường trong các đơn vị hồi sức tích cực.

Nhân viên y tế làm việc bên ngoài bệnh viện Cremona ở miền bắc Italy. Hiện Italy đang rất thiếu máy thở. Ảnh: AP.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc cho biết kể từ ngày 3/3, các nhà sản xuất chính của đất nước đã cung cấp khoảng 14.000 máy thở không xâm lấn và 2.900 máy thở xâm lấn đến Hồ Bắc, nơi có Vũ Hán - tâm chấn của dịch bệnh. Năm 2018, cả nước chỉ cần 14.700 chiếc.

Các chuyên gia của Bloomberg ước tính Trung Quốc có thể cung cấp tối thiểu 14.000 máy thở không xâm lấn trong tháng 4, tổng giá trị lên đến 100-300 triệu USD.

“Đại dịch không phải vấn đề của một quốc gia. Cuộc chiến chống lại đại dịch trên toàn cầu là bài kiểm tra tốc độ và chất lượng của các sản phẩm Made-in-China”, ông Li nói.

Nguồn Zing

Tin cùng chuyên mục