Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Mỹ tham vọng phát triển công nghệ "làm chậm cái chết"
Thứ năm: 22:06 ngày 08/03/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Bộ Quốc phòng Mỹ đã lập một chương trình nghiên cứu tìm ra những phương pháp có thể làm chậm đồng hồ sinh học của con người, nhằm kéo dài thời gian sống của những quân nhân bị thương nhưng chưa kịp thời được cấp cứu và cứu chữa.

Theo RT, Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) thuộc Lầu Năm Góc đã phát triển một chương trình mang tên Biostasis với mục đích giảm thiểu tỉ lệ tử vong của các binh sĩ làm nhiệm vụ trên các chiến trường.

Theo đó, chương trình này sẽ nghiên cứu và tìm ra cách làm chậm các phản ứng sinh hóa ở các tế bào trong cơ thể người trong khoảng “thời gian vàng”. Đây là khoảng thời gian giữa lúc binh sĩ bị thương và khi được hỗ trợ y tế, khoảng thời gian có tính chất quyết định đến việc quân nhân đó sống hay chết.

Lầu Năm Góc phát triển chương trình với mục đích giảm thiểu tỉ lệ tử vong của binh sĩ. (Nguồn: Reuters)

Theo thông cáo báo chí của DARPA, mục đích của chương trình nhằm tìm ra phương pháp kéo dài “thời gian vàng”. Tristan McClure-Begley, giám đốc chương trình Biostasis cho biết biện pháp này sẽ làm chậm từng tế bào từ đó dẫn tới làm chậm toàn bộ hệ thống.

Nếu nghiên cứu thành công, phương pháp này có thể gia tăng cơ hội sống sót cho những binh lính bị thương bằng việc cho họ thêm thời gian chờ trước khi được các bác sỹ cứu chữa.

Theo DARPA, chương trình này sẽ can thiệp vào các protein chịu trách nhiệm cho các hoạt động bên trong tế bào.

Ví dụ, vi sinh vật Tardigrades có khả năng điều khiển một số protein và tạo ra một trạng thái đặc biệt khiến mọi hoạt động sống trong cơ thể chậm lại đến mức gần như “đóng băng”, giúp chúng dễ tồn tại trong các môi trường khắc nghiệt.

Vì vậy, DARPA hy vọng có thể áp dụng cơ chế sinh hóa này vào cơ thể người để làm chậm các chức năng bên trong cơ thể người, từ đó làm chậm cả quá trình tử vong.

Đây là dự án rất được trông đợi, vì nó có thể được áp dụng cho kỹ thuật cấp cứu sau này, bởi “thời gian vàng” đóng vai trò quan trọng trong thời khắc sinh tử.

Nguồn Dân trí/RT

Tin cùng chuyên mục