Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Nghị định số 43/2023/NĐ-CP:
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cho công tác thanh tra
Chủ nhật: 09:44 ngày 13/08/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Ngày 30.6.2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra. Nghị định gồm 10 chương, 70 điều quy định chi tiết 10 điều của Luật Thanh tra sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15.8.2023, trong đó có một số điểm mới đáng chú ý:

Nghị định số 43/2023/NĐ-CP góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả cho công tác thanh tra (ảnh minh hoạ)

Thanh tra viên có thành tích xuất sắc được xét nâng ngạch thanh tra viên

Nghị định số 43/2023/NĐ-CP bổ sung quy định về xét nâng ngạch thanh tra viên đối với thanh tra viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các Điều 39, 40 và 41 của Luật Thanh tra năm 2022 trong trường hợp có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận.

Cụ thể, đối với nâng ngạch từ ngạch thanh tra viên lên ngạch thanh tra viên chính được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trở lên hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương; đối với nâng ngạch từ ngạch Thanh tra viên chính lên ngạch Thanh tra viên cao cấp được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc. 

Căn cứ vào vị trí việc làm của cơ quan sử dụng thanh tra viên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan sử dụng thanh tra viên báo cáo cơ quan quản lý xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc xét nâng ngạch ngay sau khi thanh tra viên đáp ứng quy định.

Nghị định bổ sung quy định điều kiện dự thi nâng ngạch thanh tra viên. Đối với thanh tra viên dự thi nâng ngạch lên Thanh tra viên chính, trong thời gian giữ ngạch thanh tra viên và tương đương đã tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 1 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng, quản lý thanh tra viên được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Đối với thanh tra viên chính dự thi nâng ngạch lên Thanh tra viên cao cấp, trong thời gian giữ ngạch thanh tra viên chính và tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 2 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng thanh tra viên chính được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Sẽ thanh tra lại khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thanh tra

Nghị định số 43/2023/NĐ-CP quy định rõ ràng, chi tiết các nội dung về thanh tra lại tại Điều 18 đến Điều 24. Trong đó, Điều 19 quy định về căn cứ thanh tra lại khi có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra dẫn đến sai lệch về nội dung kết luận thanh tra như không xây dựng, gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; không thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; không kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu; không có báo cáo kết quả của đoàn thanh tra.

Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra như áp dụng không đúng quy định của pháp luật hoặc áp dụng văn bản pháp luật đã hết hiệu lực dẫn đến sai lệch của kết luận thanh tra. Nội dung trong kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được dẫn đến đánh giá không đúng, tăng nặng, giảm nhẹ hoặc bỏ qua hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra hoặc kiến nghị xử lý không phù hợp với tính, chất mức độ của hành vi vi phạm.

Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc là hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ hoặc làm hư hỏng các thông tin, tài liệu, chứng cứ của cuộc thanh tra hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ việc.

Cơ quan thanh tra cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra theo nội dung ghi trong quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra của đoàn thanh tra trước đó.

Thời hạn thanh tra lại không quá 45 ngày đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành và không quá 30 ngày đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh tiến hành. Kết luận thanh tra lại có hiệu lực thi hành và thay thế kết luận thanh tra trước đó đối với nội dung được thanh tra lại.

Không chấp hành chế độ thông tin báo cáo, trưởng đoàn thanh tra có thể bị thay đổi

Nghị định quy định thành phần đoàn thanh tra bao gồm trưởng đoàn thanh tra, phó trưởng đoàn thanh tra (nếu cần thiết), thành viên của đoàn thanh tra.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm đề xuất người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của cuộc thanh tra làm trưởng đoàn thanh tra, phó trưởng đoàn thanh tra và số lượng người tham gia đoàn thanh tra để người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.

Trưởng đoàn thanh tra phải đáp ứng một số tiêu chuẩn chung như có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc thanh tra; am hiểu về nghiệp vụ thanh tra… (Điều 28, Nghị định 43/2023/NĐ-CP).

Người ra quyết định thanh tra có thể xem xét, thay đổi trưởng đoàn thanh tra, phó trưởng đoàn thanh tra khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, d khoản 1 Điều 30 và khoản 2 Điều 29 Nghị định này; không chấp hành chế độ thông tin báo cáo, chỉ đạo, điều hành của người ra quyết định thanh tra; có căn cứ cho rằng không đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ thanh tra hoặc được giao nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thiên Di

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục