Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nâng cao kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho Tổng phụ trách các liên đội
Thứ năm: 08:27 ngày 09/01/2025

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Đây là hoạt động nhằm chung tay bảo vệ trẻ em trước những mối nguy hiểm của vấn nạn xâm hại tình dục, cung cấp những kiến thức cần thiết hỗ trợ cán bộ phụ trách thiếu nhi tại cơ sở trong việc tuyên truyền, bảo vệ trẻ em.

Ngày 7.1, Tỉnh đoàn tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho cán bộ phụ trách thiếu nhi cấp huyện, cấp xã, đại diện ban chủ nhiệm câu lạc bộ phụ trách thiếu nhi, tổng phụ trách Đội tại các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh và sơ kết mô hình Chia sẻ cảm xúc của bạn.

Quang cảnh hội nghị tập huấn

Tại chương trình tập huấn, các cán bộ phụ trách thiếu nhi đã được Thạc sĩ tâm lý Trần Thị Dương Liễu- Giảng viên Khoa Bộ môn chung, Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh cung cấp các kiến thức về bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em như: khái niệm về xâm hại tình dục trẻ em; các nguy cơ dẫn đến xâm hại tình dục trẻ em; các hành vi xâm hại và dấu hiệu nhận biết trẻ em bị xâm hại; những thủ đoạn của kẻ xâm hại tình dục và 5 cảnh báo cần nhớ...

Đây là hoạt động nhằm chung tay bảo vệ trẻ em trước những mối nguy hiểm của vấn nạn xâm hại tình dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ phụ trách thiếu nhi trong việc phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại trẻ em, cung cấp những kiến thức cơ bản, cần thiết hỗ trợ các cán bộ phụ trách thiếu nhi tại cơ sở trong việc tuyên truyền, bảo vệ trẻ em.

Thạc sĩ tâm lý Trần Thị Dương Liễu- Giảng viên Khoa Bộ môn chung, Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh hướng dẫn kỹ năng phòng, chống xâm hại cho các cán bộ phụ trách thiếu nhi.

Dịp này, Tỉnh đoàn báo cáo sơ kết mô hình Chia sẻ cảm xúc của bạn đến các cán bộ phụ trách thiếu nhi. Theo đó, mô hình được phát động triển khai từ ngày 28.10.2024 tại các liên đội trên địa bàn tỉnh. Đến nay, đã có 100% Liên đội triển khai mô hình với nhiều hình thức đa dạng như: hộp thư "Điều em muốn nói" thông qua viết thư giấy, thư điện tử, viết cảm nghĩ về các chủ đề cảm xúc; Diễn đàn lấy ý kiến, nguyện vọng trẻ em; hội thi kể chuyện, thuyết trình, hoạt động ý nghĩa trồng rau tặng bà, viết thư gửi cha, vẽ hoa tặng mẹ...

Thông qua việc lắng nghe và chia sẻ cảm xúc, mô hình giúp trẻ phát triển sự đồng cảm, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau, tạo mối quan hệ gắn kết giữa thầy và trò, bạn bè cùng trang lứa. Qua đó, các thầy cô có thể phát hiện sớm các dấu hiệu học sinh có khó khăn về tâm lý, tinh thần và kịp thời có giải pháp hỗ trợ.

Mô hình được triển khai nhằm đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần và tâm lý xã hội của trẻ em, tạo ra môi trường an toàn, tích cực để các em học tập và phát triển.

Linh San

Tin cùng chuyên mục