Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Ngân hàng nhà nước chi nhánh Tây Ninh: 3 tháng đầu năm 2021, Tăng trưởng tín dụng tốt, tiếp tục kéo giảm nợ xấu
Thứ bảy: 10:12 ngày 24/04/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Sáng 23.4, Ngân hàng nhà nước (NHNN) chi nhánh Tây Ninh tổ chức cuộc họp giao ban đánh giá kết quả hoạt động quí I và triển khai các nhiệm vụ trong tâm quí II năm 2021. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Ông Nguyễn Xuân Hiền – Giám đốc NHNN chi nhánh Tây Ninh chủ trì cuộc họp.

Ông Nguyễn Xuân Hiền – Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh Tây Ninh phát biểu tại cuộc họp.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 44 tổ chức tín dụng, gồm: 23 chi nhánh Ngân hàng thương mại, 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, 1 chi nhánh ngân hàng Hợp tác xã, 1 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô và 18 Quỹ tín dụng nhân dân với tổng cộng 123 điểm hoạt động kinh doanh, 195 máy ATM và 619 máy POS thuận tiện cho khách hàng thực hiện giao dịch.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt, tỷ lệ nợ xấu ổn định.

Đến cuối tháng 3.2021, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt 48.621,3 tỷ đồng, tăng 1,2% so với đầu năm (giảm 1,3% so cùng kỳ năm trước). Trong đó, vốn huy động trên 12 tháng đạt 8.536,3 tỷ đổng, chiếm 17,6%, tăng 2,3% so đầu năm; tiền gửi của khách hàng đạt 48.132,2, chiếm 99%, tăng 1,2% so với đầu năm.

Trong quí I năm 2021, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp, chương trình tín dụng hỗ trợ nền kinh tế phục hồi do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tổng dư nợ cho vay đến tháng 3. 2021, đạt 70.508,9 tỷ đồng, tăng 3,2% so đầu năm (tăng 2,8% so cùng kỳ). Trong đó, du nợ ngắn hạn đạt 47.956,4 tỷ đồng, chiếm 68% tổng du nợ, tăng 3,8% so với đầu năm; dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 22.552,4 tỷ đồng, chiếm 32% tổng du nợ, tăng 1,8% so với đầu năm.

Từ đầu năm đến nay, các tổ chức tính dụng trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều chương trình tín dụng, như: cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55 và Nghị định 116 đạt 44.819,3 tỷ đồng, chiếm 63,6% tổng dư nợ cho vay (tăng 3,5% so với đầu năm); dự nợ cho vay thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đạt 31.532,3 tỷ đồng, chiếm 44,7% tổng dư nợ (giảm 4,5% so với đầu năm);

Dư nợ cho vay mới chương trình kết nối Ngân hàng và doanh nghiệp đạt 26.985,8 tỷ đồng, chiếm 38,2% tổng dư nợ (tăng 1,4% so với đầu năm) cho vay xuất khẩu đạt 2.234 tỷ đồng, (giảm 16,9% so với đầu năm); cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 6.681,4 tỷ đồng (tăng 2,8% so với đầu năm); chương trình tín dụng chính sách đạt 2.677,4 tỷ đồng, (giảm 0,1% so với đầu năm).

Đại diện Ngân hàng nhà nước chi nhánh Tây Ninh báo cáo tổng kết công tác quí I năm 2021.

3 tháng đầu năm, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn là 318,9 tỷ đồng, chiếm 0,45% tổng dư nợ cho vay (tăng 0,13% so với đầu năm). Các tổ chức tín dụng đã xử lý 69,3 tỷ đồng nợ xấu, gồm: Bán tài sản đảm bảo 9,7 tỷ đồng, khách hàng tự trả 46, 4 tỷ đồng và các biện pháp khác là 13,2 tỷ đồng.

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước  thực hiện chính sách tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Từ dầu năm đến nay, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 284 khách hàng, với tổng dư nợ 170 tỷ đồng; miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ cho 2.285 khách hàng, với tổng dư nợ 5.33 tỷ đồng; cho 5.249 khách hàng vay mới với lãi suất thấp hơn thông thường với số tiền 20.780 tỷ đồng. Riêng ngân hàng Chính sách xã hội đã cơ cấu lại thời gian trả nợ cho 108.866 khách hàng với tổng dư nợ là 401 tỷ đồng.

Tình hình lãi suất trong quí I tương đối ổn định. Trong đó, lãi suất huy động kỳ hạng dưới 6 tháng của các Ngân hàng thương mại tối đa là 3,95%/năm, Quỹ tín dụng nhân dân là 4,5%/năm; lãi suất tiền gửi huy động kỳ hạng từ 6 đến 12 tháng mức tối đa là 6,5%/năm, mức phổ biến là 5,2%/năm; lãi suất trên 12 tháng tối đa là 7,4%/năm, mức phổ biến là 5,4%/năm.

Đối với lãi suất cho vay ngắn hạn 5 lĩnh vực ưu tiên tại các Ngân hàng thương mại là 4,5%/năm và 5,5%/năm tại các Quỹ tín dụng nhân dân; lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thường và cho vay tiêu dùng phổ biến từ 7-11%/năm.

Công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát đã triển khai 2 cuộc thanh tra đối với 2 Quỹ tín dụng nhân dân và 1 cuộc kiểm tra  Điểm giới thiệu dịch vụ của FE Credit.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp kéo giảm nợ xấu, bảo đảm tăng trưởng.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Hiền – Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh Tây Ninh đánh giá, trong bối cảnh ảnh hưởng chung của dịch Covid-19 hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt định hướng phát triển năm 2021 theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tín dụng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đại diện các tổ chức tính dụng phát biểu ý kiến tại cuộc họp.

Trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu, các Ngân hàng đã bảo đảm hoạt động thông suốt của hệ thống ATM và máy POS, cung ứng đủ và thường xuyên lượng tiền mặt và các giao dịch mua sắm của người dân.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ông Nguyễn Xuân Hiền cũng chỉ ra một số hạn chế của hoạt động của các tổ chức tín dụng trong thời gian qua như: nhiều tổ chức tín dụng không tham gia các chương trình tín dụng ưu đãi như nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa... tình trạng nợ xấu còn cao, một số tổ chức có tỷ lệ nợ xấu phát sinh trong quí I trên 2%.

Ông Nguyễn Xuân Hiền yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn tình tiếp tục tập trung thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nhất mà trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tăng cường kiểm soát rủi ro khi cho vay mua đất, lan đột biến...tiếp tục thực hiện các chương trình, gói tín dụng hỗ trợ khách hàng vượt qua dịch Covid-19, tổ chức đối thoại với doanh nghiệp ít nhất 1 lần/năm.

Sắp tới, NHNN chi nhánh Tây Ninh sẽ phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh tổ chức chương trình gặp mặt và đối thoại với doanh nghiệp và khách hàng có dư nợ lớn.

Song song đó, ông Hiền cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp kéo giảm nợ xấu, chấm dứt ngay tình trạng ép khách hàng mua bảo hiểm, tăng cường liên kết với doanh nghiệp triển khai ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, đầu tư máy POS.

Minh Dương

Tin cùng chuyên mục