Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Ngành nông nghiệp Tây Ninh một năm vượt khó, ổn định sản xuất
Chủ nhật: 19:54 ngày 02/01/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Năm 2021, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và cung cầu nông sản, song với sự chỉ đạo quyết liệt của của tỉnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc quyết liệt của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cộng hưởng với tinh thần nỗ lực vượt khó của bà con nông dân nên sản xuất nông nghiệp vẫn đạt nhiều kết quả tích cực.

Sản xuất rau theo mô hình Aquaponics tại Hợp tác xã Nhà (huyện Hòa Thành).

Dịch Covid-19 bùng phát vào giữa năm 2021 đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh của người dân. Có những thời điểm điểm nông dân lâm vào  “bế tắc” do bị đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.

Thêm vào đó sâu bệnh gây hại phát triển mạnh, giá cả vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng, giá sản phẩm nông sản, đầu ra thiếu ổn định; đặc biệt bệnh dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục trên trâu bò lây lan, gây thiệt hại cho người chăn nuôi cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị sản xuất nông nghiệp...

Trước những khó khăn, thách thức đó, tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp năm 2021 duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, giá trị tổng sản phẩm ước đạt 19.998 tỷ đồng, đóp góp 22,12% cơ cấu GRDP của tỉnh, tăng 2,08%, đóng góp 0,52 điểm % vào mức tăng trưởng chung; Ước tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn tỉnh năm 2021 là 383.555 ha, vượt 1,6% so với kế hoạch, các cây trồng lúa, mãng cầu, nhãn, cao su... duy trì ổn định. 

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất các loại cây trồng, các vùng sản xuất tập trung cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao. Đến nay toàn tỉnh đã thực hiện phần mềm truy xuất nguồn gốc cây trồng cho 51 tổ chức, cá nhân với tổng diện tích là 281,01 ha. Đồng thời cấp 50.000 tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho 9 cơ sở (tổ chức, cá nhân) sản xuất cây ăn quả. Thực hiện hỗ trợ cấp 100 mã số vùng trồng và 21 mã số cơ sở đóng gói trái cây tươi xuất khẩu sang các thị trường như: EU, Hoa Kỳ,Úc, New Zealand, Trung Quốc...

Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng phát triển tốt, tiếp tục chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn sinh học, hiệu quả thấp sang chăn nuôi quy mô trang trại quy mô lớn, vừa và nhỏ, đảm bảo an toàn sinh học.

Đến nay, toàn tỉnh có 08 trang trại chăn nuôi, 04 cơ sở giết mổ sử dụng phần mềm TE-food để truy xuất nguồn gốc trên heo; một số trang trại ứng dụng công nghệ sử dụng hình ảnh trong chẩn đoán bệnh vật nuôi, sử dụng chip theo dõi tình trạng sức khỏe, năng suất sữa trên bò sữa.

Qua đó góp phần bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng, ổn định thị trường và tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Trong năm 2021, tổng đàn gia súc, gia cầm, chăn nuôi khác đạt hơn 7.755 ngàn con, cung cấp cho thị trường hơn 181 tấn thịt hơi các loại.

Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh được các đơn vị chủ rừng triển khai thực hiện khá tốt, rừng phát triển ổn định. Các đơn vị chủ rừng đã khẩn trương thực hiện trồng rừng; đến nay đã hoàn thành 100% KH năm. Tình trạng cháy rừng và vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm so cùng kỳ.

Theo ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đạt được kết quả nêu trên là sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ngay từ đầu năm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh với việc kịp thời hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, lưu thông vận chuyển, khôi phục sản xuất trong tình hình mới.

Sở cũng đã triển khai nhiều giải pháp để kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản như kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp thu mua nông sản, đưa nông sản lên các sàn giao dịch thương mại điện tử để rút ngắn khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêu dùng...

Năm 2022, dự báo phát triển nông nghiệp nói riêng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngành nông nghiệp đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm vừa bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, vừa duy trì và phục hồi sản xuất nông nghiệp, tránh làm đứt gãy các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm.

Trong đó, phát triển mạnh khoa học, công nghệ và khuyến nông; Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao; Xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, ổn định và cải thiện điều kiện sống của dân cư nông thôn; thực hiện Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm” và đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP của tỉnh thông qua các phương tiện thông tin, truyền thông, các trang thương mại trực tuyến...

Ngoài ra, ngành sẽ chú trọng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và triển khai công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa nông sản và vật tư nông nghiệp; Phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Vũ Nguyệt

Tin cùng chuyên mục