Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Ngày 9/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kế hoạch phát triển KT-XH và công tác phòng chống dịch COVID-19
Thứ ba: 11:10 ngày 09/11/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Theo chương trình Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.


Toàn cảnh phiên họp Quốc hội ngày 8/11/2021. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Tiếp đó, Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm (2022-2024), trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương.

Thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trước đó, ngày 8/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm (2022-2024), trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương.

Tại phiên thảo luận, có 60 ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội, trong đó đa số ý kiến tán thành với báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của các Ủy ban của Quốc hội. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về những nội dung cụ thể như sau:  

Về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, đa số các đại biểu tập trung thảo luận về việc thực hiện mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu; các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật; tổ chức bộ máy nhà nước; cải cách hành chính; tăng trưởng kinh tế vùng; phát triển kinh tế biển; cơ cấu lại nền kinh tế; các chính sách vĩ mô; chính sách tín dụng; nợ xấu; đầu tư phát triển; nông nghiệp và phát triển nông thôn; công nghiệp, xây dựng; dịch vụ, du lịch; thương mại, xuất nhập khẩu; doanh nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh; giá cả, lạm phát; bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo; bình đẳng giới; y tế, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; lao động, việc làm, thu nhập; công tác dân tộc; giáo dục - đào tạo; khoa học, công nghệ, chuyển đổi số; quản lý tài nguyên, đất đai, quy hoạch, phát triển đô thị; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; ứng dụng khoa học công nghệ; nguồn nhân lực; phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội...  

Về Báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, các ý kiến đại biểu tập trung phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ rõ tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch đối với các lĩnh vực cụ thể như: Công tác chỉ đạo, điều hành, ban hành văn bản, trong đó bao gồm cả việc áp dụng các biện pháp và cơ chế đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 và việc phân cấp trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; công tác y tế (nhân lực, y tế cơ sở, vaccine, tiêm vaccine phòng COVID-19, hệ thống điều trị, tăng cường năng lực cấp cứu và điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19...); tác động của dịch COVID-19 đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; các giải pháp của Trung ương và địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19; bảo đảm an sinh xã hội, việc làm, chăm lo sức khỏe và đời sống nhân dân; truyền thông tạo sự đồng thuận trong nhân dân; xã hội hóa trong công tác phòng, chống dịch; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong công tác đầu tư, mua sắm chi phí cho phòng chống dịch và các gói an sinh xã hội; thẩm quyền ban hành các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; các chế độ, chính sách đối với lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch…  

Về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm (2022-2024), trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương. Các đại biểu tập trung thảo luận về kết quả thu ngân sách nhà nước; cơ cấu ngân sách nhà nước; chính sách thu ngân sách; chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; tăng điều tiết ngân sách cho các tỉnh, thành bị thiệt hại nặng nề do dịch COVID-19...    

Kết thúc nội dung thảo luận, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Nguồn Báo Tin tức

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục