Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Danh tướng Lý Thường Kiệt sinh nǎm 1019, quê ở làng Bắc Biên, huyện Gia Lâm, Hà Nội, qua đời ngày 10-7-1105. Ông vốn họ Ngô, tên là Tuấn, tự là Thường Kiệt, do có công lớn nên được mang họ Vua - họ Lý.
Nǎm 1075, Nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta. Thái uý Lý Thường Kiệt cho rằng "ngồi yên đợi giặc không bằng đưa quân ra trước". Ông và Tông Đản đã đem quân đánh phá các cǎn cứ tập kết lương thực, vũ khí của nhà Tống ở Châu Khâm, Châu Ung, Châu Liêm (Quảng Đông - Quảng Tây - Trung Quốc), rồi chủ động rút quân về nước, lập phòng tuyến chống giặc Tống ở bờ Nam sông Như Nguyệt (sông Cầu).
Cuối nǎm 1076, tướng Quách Quỳ và Triệu Tiết đưa hơn 10 vạn quân Tống vào xâm chiếm Đại Việt. Chúng bị quân và dân ta chặn đánh bên bờ sông Cầu trong hơn hai tháng và đã bị thất bại, phải rút về nước. Chính tại phòng tuyến sông Cầu này, Lý Thường Kiệt đã làm bài thơ được coi như bản "Tuyên ngôn độc lập" thứ nhất của nước ta.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
* Luật sư Nguyễn Hữu Thọ sinh ngày 10-7-1910 trong một gia đình viên chức tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An, từ trần ngày 24-12-1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nǎm 1930, ông học luật ở Paris, thủ đô nước Pháp. Đầu những nǎm 50, ông hoạt động trong phong trào trí thức, học sinh, sinh viên đấu tranh phản đối sự can thiệp của Mỹ vào Đông Dương và bị bắt nǎm 1954. Sau khi được trả tự do, ông tham gia phong trào đòi hoà bình thống nhất đất nước.
Tháng 12-1960, luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trân dân tộc giải phóng miền Nam (từ 1960-1976). Ông còn được bầu làm chủ tịch hội đồng cố vấn Chính phủ lâm thời cộng hoà miền Nam. Sau khi đất nước Việt Nam thống nhất, ông được bầu làm Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Nguyễn Hữu Thọ là một trí thức lớn, giàu lòng yêu nước, đã hoạt động cách mạng liên tục hơn 50 nǎm, có nhiều công lao lớn đối với sự nghiệp Cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
* Nguyễn Tuân sinh ngày 10-7-1910 tại Hàng Bạc - Hà Nội. Quê gốc thôn Thượng Đình, làng Nhân Mục (tục gọi Mọc) nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Nguyễn Tuân học trung học tại thành phố Nam Định. Nǎm 1929 bị đuổi học vì tham gia bãi khoá chống các giáo sư Tây thoá mạ người Việt. Hai lần bị Pháp bỏ tù.
Nguyễn Tuân bắt đầu viết báo, viết vǎn từ đầu nǎm 1930 với các bút danh Ngột Lôi Quật, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Nguyễn Tuân v.v... và nổi danh từ nǎm 1938 với "Một chuyến đi", và "Vang bóng một thời".
Vǎn Nguyễn và đời Nguyễn là cả một pho huyền thoại lấp lánh được người đời dệt thêm lên do lòng ngưỡng mộ. Ngày 28-7-1987, Nguyễn Tuân đã đi vào cõi "thế giới uỷ" (chữ dùng của chính ông).
* Từ ngày 10 đến ngày 15-7-1948, Hội nghị giáo dục toàn quốc họp tại Việt Bắc. Đây là cuộc họp đầu tiên của ngành trong thời kỳ kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới Hội nghị. Trong thư viết: "Chúng ta cần phải có một nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc".
Hội nghị đã đánh dấu một bước phát triển mới về nội dung, phương pháp xây dựng nền giáo dục Việt Nam trong điều kiện vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
* Vêniapxki sinh ngày 10-7-1835 tại Lublin, Ba Lan và mất ngày 12-4-1880 tại Mátxcơva. Ông là người biểu diễn viôlông xuất sắc, đồng thời ông còn viết 2 bản côngxéctô và nhiều tác phẩm khác cho cây đàn này. Từ nǎm 1935, ở Ba Lan đã tổ chức cuộc thi viôlông quốc tế thường kỳ mang tên Vêniapxki.
* Mácsen Prút (Marxel Prust) nhà vǎn hiện đại Pháp, sinh ngày 10-7-1871 tại ngoại ô Pari. Nǎm ông 25 tuổi ông đã in tập sách gồm một số truyện ký và thơ mang tên "Những thú vui và ngày tháng". Sau nǎm 1905 một loạt các tác phẩm khác đã ra đời. Đặc biệt phải kể đến là quyển một, bộ tiểu thuyết "Đi tìm thời gian đã mất" với nhan đề "Bên phía nhà Xa Van" và quyển hai "Dưới bóng những cô gái tuổi hoa". Trong 14 nǎm từ 1913 đến 1927 ông hoàn thành bộ tiểu thuyết này gồm 16 tập, tổng công trên 4.000 trang
Các tác phẩm của ông chứa đầy ám ảnh sợ hãi về một thế giới bạo lực, trần trụi, phi nghĩa, mất nhân tính. Đó là tiếng nói thức tỉnh lương tri nhân loại. Đặc biệt thủ pháp "dòng ý thức" trong sáng tạo tiểu thuyết hiện đại thế giới. Ông mất nǎm 1929.