Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Nhà sư nổi tiếng Dương Không Lộ còn gọi là Không Lộ thiền sư, viên tịch vào ngày 12-7-1119. Ông quê ở Giao Thuỷ, nay thuộc tỉnh Nam Định.
Sau khi học đạo Phật, ông về tu ở chùa Keo (tỉnh Thái Bình) và đi truyền đạo ở nhiều nơi trong nước. Truyền rằng, thời ấy có thái tử bên Trung Quốc bị bệnh nặng, không ai chữa khỏi, phải cho mời ông sang. Chữa khỏi bệnh cho Thái Tử, ông chỉ nhận đồng đem về nước, đúc hàng loạt chuông lớn, ban cho các nhà chùa. Do đó, nhiều làng có nghề đúc đồng đều thờ ông làm tổ sư.
* Vào ngày 17-7-1946, các chiến sĩ công an đã khám xét một trụ sở của bọn Quốc dân Đảng ở số nhà 7 phố Ôn Như Hầu, Hà Nội (nay là phố Nguyễn Gia Thiều). Nơi đây là một ổ làm giấy bạc giả, bắt cóc người để tống tiền, có những dụng cụ để tra tấn, có nhiều xác chết và người bị giam cầm tại đây. Cũng nơi đây, chúng đã bắt và giết hại nhều cán bộ, chiến sĩ Việt Minh.
Cùng ngày hôm đó (12-7-1946), công an ta còn khám xét một trụ sở khác của bọn Quốc dân Đảng ở 132 phố Đuyvinhô (nay là phố Bùi Thị Xuân, Hà Nội). Hơn 20 tên phản động bị bắt cùng với vũ khí, máy in, hàng vạn tờ truyền đơn kêu gọi lật đổ chính quyền của ta và ủng hộ Chính phủ do chúng lập ra.
Như vậy là âm mưu đảo chính của bọn phản động đã bị phát hiện. Bộ mặt côn đồ của chúng đã bị vạch trần trước nhân dân. Chính quyền non trẻ của ta vẫn đứng vững.
* Ngày 12-7-1984, tại Hà Nội. Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước đã tổ chức lễ cấp bằng sáng chế và giấy chứng nhận đǎng ký nhãn hiệu hàng hoá lần đầu tiên.
Đợt này các tác giả của 9 sáng chế đầu tiên được nhận bằng, trong số đó có việc tạo ra các giống lúa NN 75-10; NN 75-2; NN 75-6; giống lợn DB1-81; dầu VH 3-2; phương pháp loại sắt ra khỏi thiếc. Trong số 19 tác giả của 9 sáng chế này có 4 tác giả là phụ nữ.
* Ngày 12-7-1995, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ.
Sau nǎm 1975, Mỹ thi hành chính sách cấm vận toàn diện đối với Việt Nam. Từ nǎm 1987 Mỹ từng bước nới lỏng cấm vận thương mại. Tháng 7 nǎm 1993, Tổng thống Mỹ quyết định giải toả quan hệ Việt Nam với quỹ tiền tệ quốc tế. Đến ngày 3-2-1994, Mỹ huỷ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.
* Ngày 12-7-1995, nhạc sĩ Vǎn Cao qua đời tại Hà Nội.
Trước Cách mạng tháng Tám, ông đã nổi tiếng về viết vǎn, làm thơ, vẽ tranh, sáng tác bài hát. Những ca khúc trữ tình lãng mạn trong thời kỳ tiền khởi nghĩa mà âm hưởng nó còn vang vọng tới ngày nay như: "Thiên thai", "Bến xuân", "Trương Chi", "Suối mơ"... Đặc biệt là bài "Tiến quân ca" của nhạc sĩ Vǎn Cao đã được Quốc hội khoá I chọn làm Quốc ca của Việt Nam.
* Nhà thơ cộng sản Pablô Nêruđa sinh ngày 12-7-1904. Ông là nhà thơ trữ tình chính trị lớn nhất của nhân dân Chilê và châu Mỹ La tinh.
Sinh ra trong một gia đình viên chức, ông tốt nghiệp đại học Sanchicagô rồi làm công chức ngoại giao, làm lãnh sự tại nhiều nước Viễn Đông, châu Âu, châu Mỹ La tinh. Các tập thơ nổi tiếng của ông là: "Tây Ban Nha trong lòng tôi", "Bài ca gửi Xtalinggrat", "Một tiếng ca chung", "Những con chim Chilê", "Một trǎm bài thơ tình".
Các bài thơ của Nêruđa là vũ khí sắc bén lên tiếng tố cáo kẻ thù, là tiếng kèn tập hợp những người yêu nước, là tiếng nói nhiệt thành chia sẻ và cổ cũ các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Ông đã được nhận giải thưởng Noben về vǎn học nǎm 1971. Cũng chính vì uy tín của nhà thơ cộng sản này ngày càng to lớn làm cho kẻ thù phải run sợ, bọn phản động Pinôchê đã bắt giam và hèn hạ thủ tiêu ông vào ngày 24-11-1973.
* Bécna Clốt (Bernard Claude) sinh ngày 12-7-1813 trong một gia đình trồng nho ở miền nam nước Pháp. Nǎm 21 tuổi ông đến Pari với tham vọng viết kịch nhưng lại ghi tên học trường y. Nǎm 32 tuổi ông cho in các tác phẩm: "Nghiên cứu dây thần kinh tuỷ sống", "Đường glucô trong gan", "Nguồn gốc và vai trò của gan trong hoạt động của sinh vật", "Về một chức nǎng mới của gan người và động vật". Nǎm 40 tuổi được bầu vào Viện Hàn lâm y học Pháp. Đến nǎm 52 tuổi ông in tác phẩm "Nhập môn y học thực nghiệm". Ông được đánh giá "không chỉ là nhà sinh lý học vĩ đại mà ông là bản thân ngành sinh lý học". Ông mất nǎm 1878, thọ 65 tuổi.
* Bác sĩ Saclơ Lêông Canméttơ sinh ngày 12-7-1863 và qua đời nǎm 1933. Ông là nhà vi trùng học người Pháp, sáng lập ra viện Paster Sài Gòn và làm giám đốc bệnh viện này từ nǎm 1891 đến nǎm 1893. Ông đã nghiên cứu nọc rắn và huyết thanh trị rắn cắn, huyết thanh trị bệnh hạch chuột, kiện toàn thuốc chủng đậu. Đặc biệt Canméttơ cùng với Camilơ Guyêranh phát minh thuốc BCG để phòng ngừa bệnh lao.