Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngày này năm xưa, ngày 14 tháng 8:
Thứ hai: 12:25 ngày 14/08/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Nhà vǎn, nhà báo Nguyễn An Ninh sinh nǎm 1900, quê ở Quán Tre, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh). Thuở nhỏ ông học ở Sài Gòn, sau du học ở Pháp và đỗ cử nhân Luật lúc 21 tuổi.

Trong thời gian học ở Pari, ông liên hệ với Phan Châu Trinh, Phan Vǎn Trường và tiếp xúc với Nguyễn Ấi Quốc. Nǎm 1922, ông về nước. Bài diễn thuyết "Cao vọng thanh niên" ông đọc tại Hội khuyến học Nam Kỳ vang vọng như một bản tuyên ngôn, kêu gọi thanh niên và giới trí thức.

Ông ra tờ báo "Cái chuông rè" là cơ quan ngôn luận chống thực dân Pháp. Ngoài những bài diễn thuyết, những bài báo cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp đều nổi tiếng và gây nên một tiếng vang lớn trong giới tiến bộ, ông còn soạn các sách: "Tôn giáo", "Trưng Nữ Vương", "Dân ước"

Sau hai lần bị bắt, ra tù ông vẫn tiếp tục đấu tranh. Ngày 5-10-1939, ông bị bắt và bị kết án 5 nǎm lưu đày ở Côn Đảo. Trên đảo, ông bị kiệt sức vì bị hành hạ và đã mất ở trong tù vào ngày 14-8-1943 lúc đó ông mới 43 tuổi.

* Ngày 14-8-1945, sau hội nghị toàn quốc, Đảng quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa, ra lời hiệu triệu kêu gọi các Đảng viên: "Giờ tổng khởi nghĩa đã đến! Dân tộc ta đã đến lúc vùng dậy cướp lại chính quyền độc lập của mình! Trước cơ hộ có một không hai này, toàn thể dân tộc ta phải đem hết lực lượng, dùng hết can đảm, bao quanh đạo quân giải phóng Việt Nam, tung xương máu ra đánh đuổi giặc Nhật, đòi lấy tự do hạnh phúc cho nhân dân".

* Ngày 14-8-1996, Bộ giao thông vận tải nước ta đã tổ chức lễ khởi công xây dựng đường ô tô cao tốc Láng - Hoà Lạc giai đoạn I (thuộc tuyến đường mới Hà Nội - Ba Vì).

Tuyến đường quan trọng này dài 30 km nhằm phục vụ chương chình khai thác tiềm nǎng kinh tế - vǎn hoá của vùng Ba Vì (Hà Tây), thông qua việc hình thành ở đây một khu công nghệ kỹ thuật cao, Trung tâm đại học quốc gia, Làng vǎn hoá các dân tộc Việt Nam và cụm du lịch sinh thái rất gần với thủ đô Hà Nội.

Tuyến đường Láng - Hoà Lạc có 2 km ở nội thành và 12 km ở ngoại thành Hà Nội.

* Béctôn Brếch là nhà soạn kịch nổi tiếng, nhà thơ, nhà vǎn, nhà lý luận, nhà đạo đức xuất sắc người Đức. Ông sinh ngày 10-2-1898, học đại học vǎn, triết, y và sáng tác rất sớm. Nǎm 1922, ông được giải thưởng về vở kịch "Tiếng chày trong đêm".

Ông nghiên cứu tìm cách thể hiện trên sân khấu mối quan hệ biện chứng giữa thực tại xã hội và thái độ của người xem, nhằm thay đổi thực trạng đó. Những quan điểm nghệ thuật kịch được trình bày trong các bài viết: "Bàn về kịch". "Kịch giải trí hay kịch giáo huấn", "Kỹ thuật mới và nghệ thuật sân khấu" v.v...

Ngoài kịch, ông còn sáng tác nhiều thơ, truyện và tiểu thuyết. Tập 100 bài thơ là một đóng góp vào bản sắc của thi ca Đức. Về tiểu thuyết, ông có tác phẩm "Cửa hàng của Giulius Xexa" được coi là mẫu mực của thể loại dài hơi mà diễn đạt bằng ngôn ngữ súc tích, mạch lạc, khẳng định sự phát triển của cuộc sống. Brếch mất ngày 14-8-1956 tại Béc lin.

* Ngày 14-8-1941 đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ Rudơven và thủ tướng Anh Sớcsin ở Terre Neuve (Đại Tây Dương) và soạn thảo hiến chương Đại Tây Dương: "Không có sự thay đổi nào về lãnh thổ mà không có sự đồng tình của nhân dân nơi đó, quyền của các dân tộc tự lực chọn chính thể, hợp tác quốc tế vì tiến bộ kinh tế và an ninh, các dân tộc đều được hưởng các nguồn nguyên liệu và được tự do trên biển...".

Bản hiến chương này là cơ sở Hiến chương Liên hiệp quốc vào nǎm 1945.

* Ngày 14-8-1947, Chính phủ Anh công bố sắc lệnh "Công nhận nền độc lập của Ấn Độ", chia Ấn Độ thành hai nước trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người Ấn Độ giáo, Pakistan của người hồi giáo.

Cùng ngày, cộng hoà Hồi giáo Pakistan ra đời.

Ngày 15-4, Nêru, lãnh đạo Đảng Quốc đại, long trọng kéo lá cờ quốc kỳ Ấn Độ tại thủ đô Niu Đê li, mở đầu trang sử mới của Ấn Độ.

Báo Tây Ninh
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh