Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngày này năm xưa, ngày 16 tháng 2:
Thứ năm: 08:09 ngày 16/02/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ngày 16-2-1951, ta đánh quân Pháp ở Tầm Vu (Cần Thơ) tiêu diệt hoàn toàn đoàn xe địch, có tên trung tá chỉ huy và thu toàn bộ vũ khí.

Trong đó có 1 khẩu đại bác 105 ly còn nguyên vẹn. Trận Tầm Vu đã chứng tỏ quân dân Cần Thơ nói riêng, quân dân Nam Bộ nói chung có khả nǎng đánh các trận đánh lớn với quân Pháp có vũ khí hiện đại. Để ca ngợi chiến thắng này nghệ sĩ Quốc Hương đã thể hiện rất thành công bài hát Tầm Vu nổi tiếng.

* Ngày 16-2-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập lực lượng Cảnh vệ.

Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Cảnh vệ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, làm tròn nghĩa vụ quốc tế.

Lực lượng Cảnh vệ đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh, hai Huân chương Quân công hạng nhất, 3 đơn vị và một cá nhân được tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

* Ngày 16-2-1962 khai mạc Đại hội Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam lần thứ nhất. Tham dự đại hội có hơn 100 đại biểu đủ mọi tầng lớp xã hội, tôn giáo, dân tộc thuộc nhiều xu hướng chính trị khác nhau. Đại hội đã thông qua bản cương lĩnh chính trị, các chính sách lớn của mặt trận về các vấn đề hoà bình, trung lập, dân tộc, ruộng đất, các chính sách đối với giai cấp tư sản, trí thức ngoại kiều, tôn giáo, binh sĩ và nhân viên ngụy quyền.... Đại hội bầu ra ủy ban Trung ương của Mặt trận gồm 52 người do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch.

* Sáng ngày 16-2-1969 (tức mồng một Tết nǎm Kỷ Dậu) Chủ tịch Hồ Chí Minh đi chúc tết cán bộ, chiến sĩ, quân chủng phòng không - không quân tại sân bay Bạch Mai, Hà Nội. Bác Hồ đã gặp gỡ, nói chuyện với đại biểu anh hùng, chiến sĩ thi đua, đại biểu các đơn vị có thành tích trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

Trưa cùng ngày, Bác Hồ đến thǎm và chúc tết nhân dân xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Tây. Người cùng bà con trong xã trồng cây ở đồi Yên Bồ. Sau đó, Bác nói chuyện thân mật với mọi người.

* Nhà thơ Vĩnh Mai, tên thật là Nguyễn Hoằng, quê ở tỉnh Quảng Trị, sinh nǎm 1918, mất ngày 16-2-1981.

Nǎm 1945 ông tham gia khởi nghĩa, giành chính quyền ở Tuy Hoà (tỉnh Phú Yên).

Những bài thơ thành công của ông đều chân thành, đôn hậu, cởi mở. Đó là khi ông viết về quê hương, về những người thân, về những đau xót của đất nước và con người bị chiến tranh tàn phá.

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh