Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Trần Cảnh là vua mở nghiệp nhà Trần, miếu hiệu Thái Tông. Ông sinh ngày 17-7-1218 quê ở Tức Mạc, Thiên Trường, Mỹ Lộc, Nam Định. Ông lên ngôi Vua từ nǎm 1225 do vợ là Lý Chiêu Hoàng trao nghiệp nhà Lý cho ông dưới sự giúp đỡ, sắp đặt của người chú là Thái sư Trần Thủ Độ.
Dưới triều đại ông, nền chính trị, vǎn hoá, tôn giáo đều cực thịnh. Chính ông cũng chuyên tâm nghiên cứu Phật học và sùng mộ đạo Phật nhưng không xem thường cái học của các trường phái khác. Học thuật nước nhà do đó phát triển. Nǎm 1257, triều Trần đã đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược, để lại tiếng vang trong lịch sử dân tộc. Đất nước hoà bình, nhân dân an cư lạc nghiệp.
Trần Cảnh làm vua được 33 nǎm, ông mất vào ngày 4-5-1277.
* Nguyễn Vǎn Cẩm qua đời tại Tahiti ngày 17-7-1929.
Ông sinh nǎm 1875, tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, nổi tiếng thông minh, học giỏi từ nhỏ, được vua Tự Đức gọi là Kỳ Đồng (nghĩa là cậu bé kỳ lạ). Các sĩ phu yêu nước đề cao Kỳ Đồng và nêu thành một thần tượng cứu nước để tập hợp lực lượng. Để đối phó lại, thực dân Pháp đã đưa Kỳ Đồng sang học ở Angêri để tách ra khỏi phong trào và mong biến Kỳ Đồng thành tay sai của chúng. Nhưng sau gần 10 nǎm học tập, có bằng tú tài Tây, trở về nước nǎm 21 tuổi, Kỳ Đồng từ chối làm công chức cho Pháp, chỉ nhận việc lập đồn điền ở Yên Thế và có liên hệ với phong trào của Đề Thám. Đồn điền của Kỳ Đồng đã trở thành cǎn cứ chống Pháp của nghĩa quân Yên Thế.
Tháng 9-1897, thực dân Pháp bắt giam Kỳ Đồng tại cǎn cứ của ông. Đầu nǎm 1898, ông bị đầy đi biệt xứ.
Kỳ Đồng còn sáng tác thơ vǎn và viết một vở kịch ba hồi bằng tiếng Pháp nhan đề: "Những mối tình của người hoạ sĩ già trên quần đảo Mackidơ".
* Ngày 17-7-1962, Hồ Chủ tịch đi kiểm tra đê ở Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây. Tại một điếm canh đê ở Hà Nội, Người đã nói với nhân dân: "Trước kia tỉnh nào biết tỉnh ấy, bây giờ phải lo chung. Cán bộ và đồng bào các tỉnh gần nhau phải phối hợp chặt chẽ, tích cực giúp đỡ nhau chuẩn bị phòng và chống bão lụt...".
Cùng ngày, Bác đã đến thăm công trường xây dựng đập tràn của đập Đáy và trạm bơm Đan Hoài. Tại đập Đáy, Bác đã chủ trì một cuộc họp bàn tại chỗ để đẩy mạnh thi công sửa chữa đập, ở trong một điếm canh đê
* Nhà hoạt động tình báo Phạm Ngọc Thảo bị địch sát hại ngày 17-7-1965.
Ông sinh nǎm 1922, quê ở tỉnh Bến Tre, tốt nghiệp tú tài ở Sài Gòn, theo học ngành công chính. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia quân đội, trở thành cán bộ chỉ huy ở chiến trường tây Nam Bộ.
Sau hiệp định Giơnevơ, ông ở lại miền Nam, dạy học ở Vĩnh Long thuộc địa phận giám mục Ngô Đình Thục (anh ruột Ngô Đình Diệm), quen thân với gia đình họ Ngô. Thục tin và phục Phạm Ngọc Thảo nên giới thiệu ông với Ngô Đình Diệm. Sau đó ông vào làm việc trong quân đội Sài Gòn. Cuối nǎm 1963, ông Phạm Ngọc Thảo được thǎng hàm đại tá, sau đó làm tuỳ viên vǎn hoá của Đại sứ Việt Nam cộng hoà tại Mỹ. Đầu nǎm 1965, ông bị gọi về nước vì chính quyền Sài Gòn phát hiện ông hoạt động tình báo.
* Thanh Tịnh là nhà vǎn, nhà thơ, tên thật là Trần Vǎn Ninh, sinh ngày 12-12-1911 quê ở xã Dương Nỗ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Ông được học chữ nho đến nǎm 11 tuổi. Nǎm 1933, ông là người dẫn khách du lịch. Sau đó ông vừa dạy học vừa viết vǎn.
Sáng tác đầu tay của Thanh Tịnh là truyện ngắn "Cha làm trâu, con làm ngựa". Dần dà người ta biết tên ông bởi một tâm hồn đa cảm, tinh tế; ông còn được biết đến như một cây bút chữ tình, đằm thắm nhân hậu, có tài. Các tác phẩm tiêu biểu là: "Hậu chiến trường", "Quê mẹ", "Chị và em", "Ngậm ngải tìm trầm", "Sức mồ hôi", "Những giọt nước biển", "Đi giữa một mùa sen", "Thơ ca Thanh Tịnh..."
Ông là Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội liên hiệp Vǎn học nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà vǎn Việt Nam khoá II, Ủy viên cố vấn Hội Nhà vǎn Việt Nam.
Sau 42 nǎm cầm bút, Nhà vǎn lão thành - Đại tá Thanh Tịnh từ trần ngày 17-7-1988 tại Hà Nội.
* Ngày 17-7-1871, Viện Hàn lâm khoa học Pháp đã đón nhận phát minh đi-na-mô (máy phát điện một chiều) của Gramme, người Bỉ.
Đi-na-mô của Gramme được các nhà kỹ thuật Đức hoàn thiện vào nǎm 1873.
* Nhiếp Nhĩ sinh nǎm 1911 tại Vân Nam, Trung Quốc, mất ngày 17-7-1935 tại Nhật Bản. Ông viết ôpêra "Bão tố trên sông Dương Tử" và nhiều bài hát quần chúng, trong đó có bài "Hành khúc nghĩa dũng quân",viết nǎm 1934 và nǎm 1949 trở thành Quốc ca của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
* Từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945 đã diễn ra Hội nghị cao cấp ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh ở Pốtxđam (nước Đức). Hội nghị đã ký kết hiệp ước về việc giải quyết vấn đề Đức, mà nội dung cơ bản là: Quy định các nguyên tắc và biện pháp nhằm dân chủ hoá và hoà bình hoá nước Đức, như tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít, xét xử tội phạm chiến tranh, thực hiện các quyền tự do dân chủ đối với nhân dân Đức.