Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngày này năm xưa, ngày 19 tháng 6:
Thứ hai: 22:59 ngày 19/06/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ngày 19-6-1937, tờ báo "Sông hương tục bản" ra số đầu tiên tại Huế. Đây là tờ báo của những người cộng sản, cơ quan công khai của Đảng và do đồng chí Phan Đǎng Lưu trực tiếp chỉ đạo.

Từ số đầu tiên và liên tục trong nhiều số đầu, tờ "Sông hương tục bản" giành để vận động cho những đại biểu của Đảng ra tranh cử Viện dân biểu Trung Kỳ. Đồng thời tờ báo cũng đề cập tới hàng loạt vấn đề thời sự nóng hổi như Đông Dương đại hội, chống thuế...

Với những nội dung cách mạng trên nên thực dân Pháp tìm mọi cách để bóp chết tờ báo. Không muốn thay đổi mục đích, những nhà báo cộng sản đã cho tờ "Sông hương tục bản" ra số cuối cùng vào ngày 14-7-1937, và tuyên bố tờ báo tự đình bản sau khi đã hoàn tất sứ mạng của mình.

* Nhà thơ Lưu Trọng Lư sinh ngày 19-6-1912, quê huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, qua đời ngày 10-8-1991 tại Hà Nội.

Từ nǎm 1932, Lưu Trọng Lư và một số người khác khởi xướng phong trào Thơ mới. Cùng với Thế Lữ, Phạm Huy Thông, ông đã góp phần làm cho Thơ mới thắng thế.

Trước Cách mạng Tháng Tám, Lưu Trọng Lư đã xuất bản tập thơ "Tiếng thu" (1939) và các tập vǎn xuôi"Người Sơn nhân", "Khói lam chiều", "Con voi già của Vua Hàm Nghi".

Từ nǎm 1946, ông tiếp tục hoạt động vǎn học, lần lượt cho ra các tập thơ: "Toả sáng đôi bờ" (nǎm 1959),"Người con gái sông Gianh" (nǎm 1966), "Từ đất này" (nǎm 1971), tập hồi ký "Mùa thu lớn" (nǎm 1978) và nhiều vở kịch.

* "Tâm tâm xã" là một tổ chức cách mạng gồm những nhà cách mạng như Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn... Mục đích của tổ chức này là khôi phục quyền độc lập và chủ trương bạo động.

Tổ chức được thành lập ở Quảng Châu và cử người liên lạc với sĩ phu và vận động thanh niên trong nước ra nước ngoài học tập, nhưng chưa có cơ sở quần chúng trong nước. Để thức tỉnh đồng bào, "Tâm tâm xã" cử đồng chí Phạm Hồng Thái tổ chức vụ đánh bom định giết toàn quyền Đông Dương Méclanh.

Tháng 6-1924, Toàn quyền Đông Dương Méclanh sang Nhật bản để điều đình với Nhật trục xuất các nhà cách mạng Việt Nam. Trên dường về, Méclanh cùng đoàn tuỳ tùng dừng lại ở Quảng Châu, dự tiệc đêm 18-6-1924 tại khách sạn Vitoria ở phía Bắc thành phố Sa Điện.

Không bỏ lỡ cơ hội, dù biết khó khǎn nguy hiểm, Phạm Hồng Thái giả làm phóng viên nhà báo vào khách sạn, liệng một quả bom nhỏ ngay giữa tiệc. Bom nổ, một số nhân vật Pháp và ngoại quốc chết tại chỗ, nhưng Méclanh chỉ bị thương nhẹ.

Giữa lúc báo động, Phạm Hồng Thái chạy thoát ra ngoài. Bọn cảnh vệ đuổi theo bắn rát, ông gieo mình xuống dòng Châu Giang, ông hy sinh trong đêm 18 rạng ngày 19-6-1924, khi mới 28 tuổi.

Trong lúc cuộc đấu tranh giữa con đường cách mạng và con đường cải lương đang diễn ra gay gắt, tiếng bom của Phạm Hồng Thái đã có ý nghĩa chính trị to lớn. Nó có tác dụng thức tỉnh nhân dân ta, kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh cách mạng và cảnh cáo mạnh mẽ bọn đế quốc xâm lược.

* Từ ngày 27-3-1948, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị, nêu rõ: "Mục đích thi đua ái quốc là làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc chóng thành công".

Nhân dịp kỷ niệm 1.000 ngày kháng chiến, ngày 19-6-1948 Hồ Chủ tịch viết lời kêu gọi: "Bổn phận của người Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua: làm cho mau, làm cho tốt, làm cho nhiều. Mỗi người Việt Nam bất kỳ trẻ già, trai gái; bất kỳ giàu nghèo, lớn, nhỏ đều phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên một mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, vǎn hoá. Thực hiện khẩu hiệu "Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến". 

Hồ Chủ tịch nêu mục đích thi đua ái quốc là: Diệt giặc đói khổ; Diệt giặc dốt nát; Diệt giặc ngoại xâm. Cách làm là "Dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân". Kết quả của thi đua ái quốc là: "toàn dân sẽ đủ ǎn đủ mặc. Toàn dân sẽ biết đọc biết viết. Toàn bộ đội sẽ đầy đủ lương thực, khí giới để giết giặc ngoại xâm. Toàn quốc sẽ thống nhất, độc lập hoàn toàn".

* Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan - một trong những tài nǎng vǎn học của đất nước - tạ thế tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 19-6-1989.

Ông xuất thân trong một gia đình viên chức. Lớn lên giữa "Gió Lào râm ran rách xé" và sắn khoai Cam Lộ, Quảng trị. Làm thơ lúc 12 tuổi, nhưng phải đến năm 16, 17 tuổi mới xuống Quy Nhơn học trung học, Chế Lan Viên mới thành một người làm thơ thực sự.

Chế Lan Viên đã gặp một người anh về thơ là Hàn Mặc tử, và thành lập "Trường thơ loạn".

Nǎm 1939, Chế Lan Viên ra Hà Nội học rồi vào Sài Gòn làm báo, sau đó ra Thanh Hoá và lại lộn về Huế dạy học.

Suốt dọc dài của cuộc kháng chiến, Chế Lan Viên trǎn trở lột xác, tìm đường đi cho thơ. Tập"Gửi các anh" (1955) không mấy thành công là một thể nghiệm, để rồi "Ánh sáng và phù sa" (1960) là một mốc quan trọng vững chãi cắm trên lịch trình thơ của ông.

Vào cuộc trường chinh chống Mỹ cho tới ngày từ giã cõi thế, Chế Lan Viên vừa tham gia lãnh đạo Hội Nhà vǎn Việt Nam vừa làm thơ, là đại biểu Quốc hội các khoá 4, 5, 6, 7 và các hoạt động đối ngoại với nhiều tiếng vang trên các diễn đàn vǎn học quốc tế ở Liên Xô, Pháp, Nam Tư, Tây Đức.

Chế Lan Viên khoẻ khoắn xây đắp được những "Tam đảo - Ba Vì thơ", trong đó có tập "Hoa ngày thường, chim báo bão" (1967) và nhiều tập thơ nổi tiếng khác.

* Paxcan, nhà toán học, triết học Pháp sinh ngày 19-6-1623.

Paxcan mồ côi mẹ từ khi mới lên 3 tuổi. Bố ông là một người yêu toán học, điều đó đã sớm gây cho ông lòng ham mê và khát vọng nghiên cứu toán học. Do sức khoẻ, ông không được bố hướng dẫn, ông phải tự mình tìm hiểu môn khoa học này. Ông vẽ ra các hình và cố giải thích được tính chất của chúng. Nǎm 12 tuổi ông mới được tham gia nhóm nghiên cứu toán. Nǎm 1640 ông công bố luận vǎn: "Về tiết diện hình nón", trong đó có định lý Paxcan. Ông đã rút ra được gần 400 hệ quả từ định lý của mình.

Cũng vào nǎm 17 tuổi, Paxcan đã chế tạo ra chiếc máy tính làm được bốn phép tính số học. Ông còn là một trong những người sáng lập ra môn "Thuỷ tinh học" và là một trong những người đặt viên gạch đầu tiên cho lý thuyết xác suất, một ngành toán học hiện đại có nhiều ứng dụng thực tế. Ông mất vào ngày 19-8-1662 khi mới 39 tuổi.

* Ngày 19-6-1975, Việt Nam và New Zealand thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ.

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh