Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngày này năm xưa, ngày 2 tháng 7:
Chủ nhật: 11:50 ngày 02/07/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ngày 2-7-1940 Nhật đơn phương đưa nhiều đơn vị giám sát tại các cửa khẩu Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Hải Phòng. Đây là những lực lượng vũ trang đầu tiên của Nhật Bản đặt chân lên Đông Dương tạo ra tiền đề cho sự can thiệp và chiếm đóng của phát xít Nhật.

* Trong hồi ức của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại "Sau khi được giao là Tổng chỉ huy quân đội Quốc gia, một hôm Hồ Chủ tịch bảo tôi: "Sẽ có một thanh niên về làm tham mưu". Người thanh niên ấy là đồng chí Hoàng Vǎn Thái".

Đại tướng Hoàng Vǎn Thái quê tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Ông tham gia cách mạng từ hồi còn trẻ và được học tại Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc). Sau Cách mạng Tháng Tám ông được Bác Hồ cử làm Tổng tham mưu trưởng Quân đội quốc gia. Nǎm 1948, ông được phong quân hàm Thiếu tướng.

Cuộc đời binh nghiệp của ông gắn với các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, lúc làm lãnh đạo cơ quan tham mưu, lúc là chỉ huy chiến đấu. Ở cương vị nào ông cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và thực sự là người cầm quân tài giỏi.

Đánh giá khả nǎng của ông về công tác tham mưu, giới quân sự xếp ông vào hàng ngũ các danh tướng xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông mất ngày 2-7-1948.

* Ngày 2-7-1965, 10 vạn nhân dân ở quận Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ của tỉnh Quảng Ngãi biểu tình kéo đến trụ sở quân đội Mỹ và tay sai đòi chấm dứt ném bom, chấm dứt khủng bố. Bọn địch dùng súng bắn vào đoàn biểu tình làm chết và bị thương 11 người. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất và quyết liệt nhất của nhân dân Quảng Ngãi từ trước đến 1965.

* Nguyễn Thái Bình sinh nǎm 1948 ở tỉnh Long An. Do thông minh, học giỏi, nǎm 1966, sau khi đỗ tú tài, anh được cử sang học tập ở Mỹ.

Trong thời gian ở Mỹ, anh đã gửi cho Tổng thống Mỹ Nichxơn, vạch trần những luận điệu hoà bình giả dối, xảo trá, tố cáo tội ác dã man của Mỹ xâm lược Việt Nam. Anh tham gia các cuộc biểu tình chống chiến tranh ở Việt Nam. Viết báo, làm thơ cổ vũ những người Việt Nam sống trên đất Mỹ hướng về Tổ quốc, thuyết phục những người Mỹ yêu chuộng hoà bình và công lý.

Đầu tháng 2-1972, sau khi cùng các bạn học kéo đến tổng lãnh sự quán của Ngụy quyền miền Nam ở Xanphraxítcô phản đối sự đàn áp chính trị ở miền Nam, đòi trả lại tự do cho những người trong phong trào hoà bình ở Sài Gòn, anh và 6 sinh viên khác bị chính quyền Mỹ trục xuất về nước.

Ngày 2-7-1972, khi máy bay vừa hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất thì chúng dùng súng bắn chết Nguyễn Thái Bình. Cái chết của anh đã làm chấn động dư luận và thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của học sinh, sinh viên miền Nam.

* Ngày 24-6-1976 tại Hội trường Ba Đình lịch sử, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất khai mạc trọng thể. Kỳ họp lịch sử này của Quốc hội có một ý nghĩa rất to lớn là: Ngày 2-7-1976, Quốc hội đã quyết định đặt tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sự ra đời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một sự kiện đánh dấu bước ngoặt lịch sử của Cách mạng và đời sống xã hội nước ta. Giai đoạn Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân dưới chính thể dân chủ cộng hoà đã kết thúc vẻ vang, giai đoạn Cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước dưới chính thể Cộng hoà xã hội chủ nghĩa bắt đầu. Cả nước ta làm nhiệm vụ chiến lược Cách mạng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và sự quản lý của một nhà nước chung: Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

* Ơnít Milơ Hêminhây (Ernest Miller Hemingway) là nhà vǎn Mỹ nổi tiếng. Ông được giải thưởng Nobel Vǎn học nǎm 1945.

Là một bác sĩ, ông chỉ học hết trung học rồi đi viết báo. Đại chiến lần thứ nhất bùng nổ, ông tự nguyện tham gia với tư cách là một người cứu thương, và chính ông lại bị thương ở Italia. Sau chiến tranh, ông làm báo viết sách và sống nhiều nǎm ở châu Âu.

Sáng tác của ông nhiều thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch và được viết với một phong cách độc đáo. Những tác phẩm tiêu biểu của ông "Giã từ vũ khí", (1929)"Những ngọn đồi xanh châu Phi", (1935) "Chết vào buổi chiều", (1932 "Chuộng nguyện hồn ai" (1940) rồi "Ông già và biển cả" ...

Những nǎm cuối đời ông sống ở Cuba. Nǎm 1961, trong một chuyến trở về Mỹ chữa bệnh ông đã dùng súng sǎn tự sát ở nhà riêng vào ngày 2-7.

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh