Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngày này năm xưa, ngày 20 tháng 8:
Chủ nhật: 13:15 ngày 20/08/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Sáng 20-8-1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy một mũi quân từ chùa Đán tiến vào thị xã Thái Nguyên, bao vây, tấn công phát xít Nhật giải phóng thị xã.

Chiều cùng ngày, tại sân vận động thị xã đã diễn ra cuộc mít tinh lớn. Đồng chí Võ Nguyên Giáp thay mặt Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc tuyên bố bãi bỏ chính quyền của Nhật và tay sai, thành lập UBND Cách mạng lâm thời tỉnh Thái Nguyên 

* Trương Định (tức Trương Công Định) sinh nǎm 1820 tại Quảng Ngãi. Nǎm 1850 hưởng ứng chính sách khẩn hoang của Nguyễn Tri Phương, ông đứng ra chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập ấp. Vì có công, ông được triều đình Huế phong chức Quảng cơ, hàm lục phẩm.

Khi giặc Pháp chiếm đánh thành Gia Định, ông đem nghĩa quân chặn giặc nên được thǎng chức Phó Lãnh binh và cùng chiến sĩ xây dựng cǎn cứ chống Pháp ở Gò Công.

Triều đình Huế cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, ông cùng nhân dân chống lại. Nghĩa quân và nhân dân vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho... tôn xưng ông là " Bình Tây Đại Nguyên Soái". Thực dân Pháp nhiều lần huy động quân lực bao vây Gò Công, mặt khác tìm mọi cách dụ ông ra hàng.

Từ ngày 26-2-1863 Pháp tấn công mạnh vào cǎn cứ nghĩa quân. Ngày 20-8-1864, trong một trận đánh, sau khi bị bắn gẫy xương sống, ông rút gươm tự sát, không chịu để giặc bắt sống. Cái chết của ông là một mất mát lớn lao cho lực lượng kháng chiến lúc bấy giờ.

* Đồng chí Tôn Đức Thắng là nhà hoạt động nổi tiếng của Đảng và Nhà nước Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc của phong trào công nhân quốc tế, người tiêu biểu cho chính sách đại đoàn kết của Đảng và Hồ Chủ tịch.

Đồng chí sinh ngày 20-8-1888 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Mỹ Hoà Hưng, tỉnh Long Xuyên. Nǎm 1910, sau mấy nǎm học nghề ở trường bách nghệ, đồng chí làm công nhân một xưởng máy của Pháp ở Sài Gòn. Nǎm 1926, đồng chí tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội và nǎm sau được cử vào Ban Chấp hành kỳ bộ Nam Kỳ.

Cuối nǎm 1929, đồng chí bị thực dân Pháp bắt giam ở khám lớn Sài Gòn, rồi đầy ra Côn Đảo cho tới khi Cách mạng tháng Tám nǎm 1945 thành công.

Từ nǎm 1955, đồng chí Tôn Đức Thắng là Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, từ nǎm 1960 là Phó là Phó chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, đồng chí được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước từ cuối nǎm 1969 cho đến khi đồng chí từ trần ngày 30-3-1980 taị Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.

* Nhà vǎn, nhà giáo, nhà nghiên cứu vǎn học Hoàng Ngọc Phách, bút hiệu Song An, sinh ngày 20-8-1896. Quê quán: Xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là một sĩ phu trong phong trào Cần Vương.

Từ nǎm 1922 đến 1926: Học cao đẳng sư phạm Hà Nội.

Từ nǎm 1926 đến 1945: dạy học nhiều nơi. Thời gian này Hoàng Ngọc Phách là Trưởng ban truyền bá chữ quốc ngữ ở Bắc Ninh và tham gia Việt Minh ở đây.

Sau Cách mạng, từ 1947 đến 1948: Làm giám đốc Giáo dục khu XI. Từ 1951 đến 1954: Giám đốc trường Cao đẳng sư phạm Trung ương. Từ nǎm 1959: về Viện Vǎn học làm công tác sưu tầm, hiệu đính, nghiên cứu các tác phẩm vǎn học Việt Nam cận đại.

Nhà vǎn Hoàng Ngọc Phách mất ngày 24-11-1973 tại Hà Nội.

Tác phẩm chính: "Tố Tâm", tiểu thuyết (1925), "Thời thế với vǎn chương" Tập 1; "Đâu là chân lý" tập 2; "Thơ vǎn Nguyễn Khuyến" (1957), "Thơ vǎn Cách mạng và yêu nước" (1858-1940), "Giai thoại vǎn học Việt Nam" v.v...

* Ngày 20-8-1941, hoàn thành xây dựng cầu chữ Y ở Sài Gòn. Công trình được xây dựng từ nǎm 1937, khởi công chính thức vào ngày 13-12-1938, do Công ty Công xưởng và Công trình công chính đảm nhiệm.

Cầu có 3 nhánh tạo thành chữ Y. Tổng cộng có độ dài 913m, độ cao cách mặt nước là 6,3m, bảo đảm cho tàu bè xà lan đi lại dưới sông. Xây dựng cầu phải sử dụng 800 tấn thép, 4.000m3 bê tông.

Chiếc cầu này không những gắn chặt với đời sống người dân Sài Gòn mà còn ghi lại nhiều chiến tích của quân giải phóng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

* Theo thoả thuận của phe đồng minh chiến thắng Phát xít, ngày 20-8-1945, hai mươi vạn quân Tưởng do tướng Lư Hán làm tư lệnh, đem theo bọn phản động tay sai trong các tổ chức "Việt Nam Quốc dân Đảng", "Việt Nam cách mạng đồng minh hội", "Phục quốc Đảng" kéo vào miền Bắc Việt Nam.

 Hôm sau, chúng đến Lạng Sơn và chỉ trong một tháng đã chiếm đóng các vị trí từ vĩ tuyến 16 trở ra. Chúng ra sức quấy rối, phá hoại, lập các trạm kiểm soát, tự quyền khám xét, bắt giữ người, ngǎn cản sự đi lại của nhân dân ta. Còn bọn tay sai, dựa vào quân Tưởng, chúng ngang ngược lập chính quyền phân liệt ở một số nơi, tổ chức bắt cóc, ám sát, gây rối về chính trị và tổ chức xã hội.

Chúng tổ chức những cuộc biểu tình phản cách mạng, kích động bạo loạn. Về thực chất, quân Tưởng không làm tròn chức nǎng giải giáp quân Nhật bại trận mà toan tính lập chính quyền tay sai hòng bóp chết chính quyền nhân dân non trẻ của ta. Song, với đường lối đấu tranh khôn khéo của Chính phủ ta mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân Tưởng phải rút về nước.

* Ngày 20-8-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh về việc thưởng "Huân chương Kháng chiến"cho những người Việt Nam có công với quân đội hoặc các tổ chức quốc phòng và kháng chiến.

* Ngày 20-8-1958, tổ bay gồm Đinh Tôn - lái chính, Hoàng Liên - phụ lái và Đinh Huy Cận - dẫn đường, đã cất cánh bay lên bầu trời Hà Nội. Ngày ấy được coi là ngày đầu tiên phi công Việt Nam bay lên bầu trời Tổ quốc.

Anh Đinh Tôn quê ở tỉnh Bình Định, có nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu với máy bay Mỹ, đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

* Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức từ ngày 20 đến 23-8-1981 tại Hà Nội, nhằm "Biểu dương những cống hiến của tuổi nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa".

Dự đại hội có 410 đại biểu trong đó có 305 cháu ngoan Bác Hồ thay mặt cho 3 triệu cháu ngoan Bác Hồ, 53.000 chi đội mạnh trong cả nước.

Báo Tây Ninh
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh