Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngày này năm xưa, ngày 21 tháng 8:
Thứ hai: 15:59 ngày 21/08/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Đồng chí Phùng Chí Kiên sinh nǎm 1901, quê ở Mỹ Quang Thượng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, giác ngộ Cách mạng từ lúc trẻ tuổi. Nǎm 1926 ông sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức, rồi vào học trường Võ bị Hoàng Phố. Tại đây, ông trực tiếp tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu ngày 12-12-1927 do Đảng cộng sản Trung Quốc tổ chức.

Nǎm 1931, ông dự tính sang Matxcơva học tại trường đại học Phương Đông, nhưng giữa đường đi ông bị phát xít Nhật bắt giam. Ra tù ông tiếp tục sang Liên Xô học tập. Nǎm 1934 ông về Hồng Kông cùng Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập chuẩn bị triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Đông Dương.

Tại Đại hội, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, phụ trách công tác Đảng ở nước ngoài. Nǎm 1936, ông bị bắt ở Hồng Kông rồi bị trục xuất. Ông trở lại Trung Quốc vận động thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội, phá âm mưu "Hoa quân nhập Việt" của Quốc dân Đảng.

Nǎm 1941 ông về Cao Bằng tực tiếp chỉ đạo khu cǎn cứ Bắc Sơn. Sau đó bị bắt. Ngày 21-8-1941 ông bị giặc Pháp chặt đầu rồi bêu ở cầu Ngân Sơn để trấn áp tinh thần cách mạng của nhân dân. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được hội đồng chính phủ truy phong quân hàm cấp tướng.

* Hội nghị tuyên huấn toàn quân lần thứ nhất họp ngày 21-8-1951. Hội nghị thống nhất nhận thức về vai trò trọng yếu của công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng trong quân đội. Nghị quyết của hội nghị nêu rõ :"Việc lãnh đạo tư tưởng hiện nay phải đặt thành nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quân đội". Trọng tâm lãnh đạo tư tưởng lúc này là rèn luyện cho cán bộ chiến sĩ có một cơ sở tư tưởng, chính trị vững chắc, nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp và dân tộc, xây dựng tư tưởng kháng chiến lâu dài, gian khổ và lòng tin tưởng nhất định thắng lợi.

* Ngày 21-8-1959, tại huyện Long Mỹ (Cần Thơ), nơi Mỹ Diệm làm điểm xây dựng trại tập trung mang tên là "Khu trù mật" đã nổ ra cuộc đấu tranh quyết liệt. Mặc dù Mỹ Diệm cho quân lính cưỡng ép 12.000 gia đình phải vào các khu tập trung, nhưng kết qủa thì chỉ dồn được vài chục gia đình trong số hàng vạn gia đình ở Long Mỹ.

* Từ 21 đến 24-8-1965, liên tiếp trong bốn ngày, hơn 2.000 sinh viên thanh niên Huế tập trung giữa thành phố để phản đối chế độ quân dịch, và dùng loa phóng thanh đọc một bản tuyên ngôn đòi "lật đổ chính phủ quân sự Thiệu Kỳ"...

Ngày 28-8, hơn 4.000 học sinh, sinh viên Huế lại biểu tình đòi lật đổ Thiệu - Kỳ. Đêm hôm ấy thanh niên ở thành phố Đà Nẵng đi xe đạp, xe máy khắp phố kêu gọi đấu tranh, và sáng hôm sau có 3.000 học sinh bãi khoá và nhiều cửa hiệu đóng cửa ủng hộ thanh niên. Để hưởng ứng cuộc đấu tranh của thanh niên, đồng bào Phật giáo ở Huế, Đà Nẵng tổ chức những "đêm không ngủ". Ở Sài Gòn, ngày 29-8, học sinh, sinh viên cử một đoàn đại biểu đến gặp Nguyễn Hữu Có, "Tổng uỷ chiến tranh" ngụy, lên án chế độ quân dịch.

* Trưa ngày 21-8-1967, máy bay Mỹ đánh phá Hà Nội. Đại đội 92 bộ đội hoá học đã thả khói che kín nhà máy điện Yên Phụ, làm cho địch không đánh trực tiếp được vào nhà máy. Đây là trận đánh đầu tiên địch sử dụng bom điều khiển từ xa nhưng mục tiêu (nhà máy điện Yên Phụ) vẫn được bảo vệ an toàn. Đây cũng lần đầu tiên bộ đội hoá học dùng màn khói che mắt quân thù để bảo vệ một cơ sở sản xuất quan trọng ở Thủ đô, có sự hiệp đồng với bộ đội pháo phòng không.

Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đối với miền Bắc nước ta, bộ đội hoá học còn sử dụng màn khói để bảo vệ đài phát thanh Mễ Trì, cầu Đuống, cầu Đáp Cầu, cầu Kỳ Lừa, cầu Đa Phúc, đập Thác Huống, trạm biến thế điện Bala - Bông Đỏ, cầu Phủ Lý, cầu Hàm Rồng, nhà máy thuỷ điện Thác Bà, nhà máy điện Việt Trì.

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh