Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Khúc Thừa Dụ quê ở xã Cúc Bồ, huyện Ninh Thanh, tỉnh Hải Dương đã dấy binh đánh đuổi bọn đô hộ nhà Đường, mở đầu nền tự chủ cho đất nước ta. Ông là người đã một thời trị nước, an dân nhưng cũng chỉ xưng là Tiết Độ Sứ. Ông mất ngày 23-7-907, con là Khúc Hạo lên thay.
* Tạ Quang Bửu là một nhà hoạt động khoa học sinh ngày 23-7-1910 ở Nam Hoành, Nam Đàn, Nghệ An. Thuở nhỏ ông học ở Quảng Nam, Huế, sau khi tốt nghiệp ông được cấp học bổng du học ở Pháp, Anh. Ra trường ông trở về dạy học tại trường Quốc học Huế.
Ông chuyên nghiên cứu toán học lý thuyết và toán học ứng dụng vào sinh vật, vật lý học, hoá học, ông đậu chứng chỉ hạng ưu của vǎn bằng cử nhân toán học khi ông du học bên Pháp. Ông luôn luôn quan tâm đến thời cuộc, vận mệnh dân tộc. Cách mạng Tháng Tám thành công ông đã có mặt trong hàng ngũ kháng chiến chống Pháp.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, ông từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Tại hội nghị Giơnevơ tháng 7-1954, ông là thành viên của phái đoàn chính phủ Việt Nam, thay mặt Bộ Quốc phòng ký các vǎn bản về quân sự với Pháp.
Sau ngày tiếp quản Thủ đô ông tham gia đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật trên cương vị Hiệu trưởng trường đại Học Bách khoa Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Do có công lớn, ông được Nhà nước Việt Nam và nước ngoài tặng nhiều danh hiệu và huân chương cao quý.
Tạ Quang Bửu mất ngày 21-8-1986 tại Hà Nội, thọ 76 tuổi.
* Hồ Tùng Mậu sinh nǎm 1896, quê ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Xuất thân trong một gia đình yêu nước, từ nǎm 1816 ông cùng một số đồng chí cách Mạng sang Thái Lan và Trung Quốc lo việc cứu nước.
Nǎm 1923, ông cùng Lê Hồng Sơn thành lập "Tâm tâm xã", một tổ chức có xu hướng Cộng sản và tham gia trong vụ ám sát toàn quyền Méclanh ở Sa Điện vào nǎm 1924.
Nǎm 1925, qua những lần tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc, sau đó ông trở thành một cán bộ xuất sắc trong tổ chức "Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội".
Nǎm 1926, ông ra nhập Đảng cộng sản Trung Quốc, bị chế độ Tưởng Giới Thạch bắt giam nhiều lần và lần cuối bị kết án tù chung thân và đưa về nước.
Suốt 12 nǎm tù đày và trải qua nhiều nhà lao, đến tháng 3-1943 ông vượt ngục về hoạt động ở Trung bộ. Nǎm 1946 ông được cử làm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến hành chính liên khu 4. Nǎm 1949 ông làm Tổng thanh tra Chính phủ, rồi được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và làm Hội trưởng Hội Việt Trung hữu nghị.
Ngày 23-7-1951 trên đường đi công tác ông đã hy sinh vì bị máy bay địch oanh tạc. Ông được nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
* Ngày 23-7-1962, Hiệp định về nền hoà bình, trung lập và hoà hợp dân tộc ở Lào đã được ký kết tại Giơnevơ (Thụy Sĩ). Hiệp định này quy định: Thành lập ở Lào chính phủ liên hiệp và trung lập gồm ba diện phái (Phuma, Bunmin, và Pathét Lào) nhưng chỉ tồn tại được 8 tháng sau khi ký, vì sự phá hoại của các lực lượng phản động bên trong nước Lào và của Mỹ.
* Vào ngày 23-7-1972, vệ tinh Erts-1 (Mỹ) phóng lên, có thể xem như vệ tinh "sinh thái" đầu tiên. Nó nặng 930 kg đặt ở độ cao 930 km trên một quỹ đạo tròn - Cứ 18 ngày, nó lại bay qua trên cùng một điểm, các bộ cảm biến, camera và hồng ngoại của nó cho phép quan sát được sự tiến triển của những dạng ô nhiễm khác nhau những bệnh tật cây cối, những sự lan tràn của côn trùng v.v...
* Hồi 21 giờ 33 phút ngày 23-7-1980 (theo giờ Mátxcơva) tại sân bay vũ trụ Baicônua, Liên Xô đã phóng tàu vũ trụ Liên hợp 37 do đoàn phi hành quốc tế điều khiển gồm: Chỉ huy con tàu - hai lần anh hùng Liên Xô, phi công nhà du hành vũ trụ Liên Xô Gorơbátcô và nhà du hành, nghiên cứu vũ trụ Phạm Tuân.
Sau 8 ngày bay trong vũ trụ, ngày 31-7, hai nhà du hành vũ trụ đã trở về trái đất an toàn.
Chuyến bay vũ trụ này chứng minh được khả nǎng của chúng ta ở lĩnh vực này và là biểu tượng tuyệt đẹp của tình hữu nghị và sự hợp tác Việt Nam - Liên Xô. Nhà nước ta tặng thưởng đồng chí Phạm Tuân danh hiệu Anh hùng lao động và Huân chương Hồ Chí Minh, đồng chí Gorơbátcô danh hiệu Anh hùng lao động, Huân chương Lao động hạng nhất.