Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Ngày này năm xưa, ngày 26 tháng 12:
Thứ năm: 08:03 ngày 28/12/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ngày 26-12-1961, Nhà nước đã có quyết định đầu tiên về việc "sinh đẻ có hướng dẫn".

Tháng 5-1997, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định lấy ngày 26-12 hàng năm làm ngày "Dân số Việt Nam" nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội.

* Ngày 26-12-1963, Nhà máy điện Thái Nguyên, một trong những hệ thống quan trọng của khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên được khánh thành.

Đây là nhà máy hoàn toàn cơ khí hoá, đốt lò bằng than phun, gồm 42 công trình lớn nhỏ. Công suất của nhà máy này là 24.000 kilôoát cung cấp điện cho khu gang thép, mỏ sắt Trại Cau và thành phố Thái Nguyên.

* Ngày 26-12-1971, quân và dân các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình cảnh giác cao, đã bắn rơi 5 máy bay Mỹ, bắt sống giặc lái. Trong số này có chiếc máy bay Mỹ thứ 100 do quân dân Hàm Rồng bắn rơi. Máy bay Mỹ đã đánh phá cầu Hàm Rồng hơn 500 trận, trút xuống đây hơn 7 vạn tấn bom đạn. Nhưng cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang vắt qua dòng sông Mã để các đoàn xe của ta đi qua, chi viện cho miền Nam tiền tuyến lớn.

* Ngày 26-12-1972. Mỹ huy động 52 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh khu vực Đông Anh (Hà Nội). Về ban đêm có 105 lần những chiếc B52 kèm theo 120 lần các chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ đánh cùng lúc vào 3 khu vực: Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên. Ở Hà Nội, máy bay B52 huỷ diệt phố Khâm Thiên làm 473 người chết và bị thương, phá huỷ và làm hỏng nặng gần 2.000 ngôi nhà.

Quân và dân ta anh dũng chiến đấu bắn rơi 10 máy bay địch trong đó có 8 chiếc B52 (4 chiếc B52 rơi tại chỗ).

Hành động của Mỹ khi dùng B52 đánh vào khu dân cư là một tội ác dã man nhất, tàn bạo nhất, nhưng cũng cho thấy khả năng về sức mạnh của không lực Hoa Kỳ đã sụp đổ.

Thế giới

* Alegiô Capơnti (Alejo Carpentie) - nhà văn lớn Cuba và châu Mỹ Latinh - sinh ngày 26-12-1904, ở thủ đô Lahabana.

Ông theo học âm nhạc và kiến trúc, tham gia làm báo từ năm 18 tuổi. Vì ký tên vào bản tuyên bố chống chế độ độc tài nên ông bị bắt giam. Khi được tự do, ông xin cư trú tại Pari. Các tác phẩm chính của ông là các tiểu thuyết "Những dấu ấn đã mất" (1953), "Thế kỷ ánh sáng" (1962), "Luận về phương pháp" (1973), và một số công trình khảo cứu "Âm nhạc Cuba"(1946)...

Các tác phẩm của ông thể hiện những sáng tạo tinh thần đặc sắc, gợi mở, đặc trưng cho nền văn học Mỹ Latinh hiện đại. Ông là một trong những đại diện ưu tú khơi mở và giới thiệu nền văn học Mỹ Latinh với thế giới, đồng thời là người đặt nền móng cho nền văn học Mỹ Latinh hiện đại.

Ông mất năm 1890.

* Ngày 26-12-2004, một trận động đất mạnh nhất trong vòng 40 năm qua với cường độ tới 8,9 độ Rích-te xảy ra ở ngoài khơi đảo Xumatơra (Inđônêxia) đã gây ra những đợt sóng thần hoành hành suốt dọc bờ biển nhiều nước châu Á, làm hơn 230.000 người bị thiệt mạng tại các nước Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Thái Lan, Malaysia, Maldives, Bangladesh, Myanmar.

Hàng chục nghìn người vẫn bị mất tích, trong đó có nhiều khách du lịch. Trận sóng thần này được các chuyên gia đánh giá là thảm hoạ thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử đương đại.

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh