Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngày này năm xưa, ngày 27 tháng 8:
Chủ nhật: 21:55 ngày 27/08/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Chính phủ đã cho phép ngành Bưu điện in và phát hành bộ tem bưu chính đầu tiên của nước ta, theo sắc lệnh số 172/SL ngày 27-8-1946.

Bộ tem đầu tiên này in chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm 5 mẫu, màu và giá khác nhau. Tem in trên giấy tàu bạch. Hoạ sĩ Nguyễn Sáng đã thiết kế, thể hiện thành công những đường nét đặc sắc, khắc hoạ được hình ảnh Bác Hồ, người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

* Ngày 27-8-1995, bắt đầu xây dựng nhà máy xi mǎng Bút Sơn (tỉnh Hà Nam).

Sau khi hoàn thành, nhà máy đã sản xuất 1,4 triệu tấn xi mǎng một nǎm. Nhà máy xi mǎng Bút Sơn là công trình đầu tiên thực hiện theo phương thức: ta tự huy động vốn các nguồn, tự chịu trách nhiệm về xây dựng và áp dụng quy chế đấu thầu.

* Lope Felix Carpio là nhà thơ, tác giả sân khấu thiên tài người Tây Ban Nha. Ông sinh nǎm 1562, đời tư nhuốm nhiều bi kịch.

Ngoài các tác phẩm thơ ca và vǎn xuôi gồm 21 tập được viết nhiều thể loại như trường ca thôn dã, trường ca hài hước, thần thoại, phiêu lưu tiểu thuyết, truyện ngắn... ông còn viết 1.800 vở kịch.

Về thơ ca, đáng kể có "Thời đại hoàng kim". Thơ trữ tình của ông phát huy và nâng cao truyền thống thơ ca dân gian và một bước tiến của thơ ca Tây Ban Nha.

Ông trở thành người sáng lập ra nền sân khấu dân tộc, qua cuốn sách lý luận sân khấu: "Bàn về những nguyên tắc mới của nghệ thuật hài kịch trong thời đại chúng ta".

Kịch của ông gần gũi với người dân, đề cao trí thông minh, lòng dũng cảm chống lại áp bức bóc lột, như các vở: "Ngôi sao thành Xêvida", "Con chó người làm vườn", "Trừng phạt không trả thù"...

Cuộc đời và sự nghiệp của ông có ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh của các tầng lớp tiến bộ cũng như sự phát triển vǎn học Tây Ban Nha. Ông mất ngày 27-8-1635.

* Phơriđrich Hêghen - triết gia nổi tiếng người Đức, người đề xướng ra phép biện chứng trong sự phát triển sự vật, sinh ngày 27-8-1770. Ông học triết học tại Chủng viện Thần học của Hội Giáo hội Tin lành. Sau khi tốt nghiệp, ông dạy đại học.

Các tác phẩm nổi tiếng của ông là: "Khoa học của lôgic", "Cơ sở triết học", "Từ điển Bách khoa các khoa học về triết học", "Nguyên lý triết học của luật pháp", "Mỹ học", "Lôgic"...

Với các tác phẩm của mình, tên tuổi ông được truyền tụng trong các giờ giảng về triết học. Triết học của ông đã có ảnh hưởng lớn đến nền vǎn hoá thế giới ở thế kỷ 19 và 20. Tư tưởng triết học của ông phân định rõ hai mặt: Phép biện chứng phát triển trên cơ sở duy tâm và hệ thống triết học duy tâm khách quan.

Phép biện chứng của ông là mặt tiến bộ trong triết học, là một thành quả vĩ đại của triết học cổ điển Đức. Mác và Ǎngghen đã tiếp thu có phê phán phép biện chứng duy tâm của Hêghen, đề ra phép biện chứng duy vật.

Nǎm 1831, dịch tả lan tràn tại nước Đức. Hêghen đã mắc bệnh và qua đời ngày 14-11 nǎm đó.

* Lơ Coócbuýtsiê là nhà kiến trúc lỗi lạc, nhà quy hoạch thành phố và lý luận kiến trúc hiện đại. Ông sinh nǎm 1887, người gốc Thuỵ Sĩ, nhưng gần như cả đời làm việc ở Pháp và nhiều nước trên thế giới.

Từ những nǎm 20 của thế kỷ này, ông hào hứng nghiên cứu quy hoạch thành phố: "Thành phố hiện đại" (1922); "Thành phố tươi sáng" (1935), và mặt bằng thành phố Alger. Ông chủ trương kiến trúc và quy hoạch thành phố phải phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng và tuân thủ chức nǎng thực tiễn.

Trên tinh thần đó, ông đã hoàn thành các đồ án cho nhiều đất nước như: Phương án Cung Xô Viết ở Mátxcơva, 1928; Bảo tàng nghệ thuật hiện đại Pari, 1935; Nhà bảo tàng Tôkyô; trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Oóc York 1952.

Lơ Coócbuýtsiê không những là nhà kiến trúc, nhà quy hoạch mà còn là nhà xã hội học, nhà vǎn, nhà thơ trữ tình, hoạ sĩ, nhà điêu khắc. Tài nǎng của ông được đánh giá như nghệ thuật phục hưng Italia. Ông qua đời ngày 27-8-1965.

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh