Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Ngày này năm xưa, ngày 4 tháng 8:
Thứ sáu: 05:57 ngày 04/08/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Cuối tháng 7-1442. Vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quân ở Chí Linh. Nguyễn Trãi đón Vua ngự ở chùa Côn Sơn. Ngày 4-8-1442, Vua về đến Lệ Chi Viên (vườn vải) nay thuộc huyện Giá Lương, tỉnh Bắc Ninh. Cùng đi với Vua có Nguyễn Thị Lộ, người thiếp của Nguyễn Trãi. Đêm 4-8, khi ở Lệ Chi Viên, vua đột ngột bǎng hà.

Một số gian thần đã vu cho Nguyễn Thị Lộ ám hại Vua. Nguyễn Trãi và gia đình ông bị tru di tam tộc.

Hai mươi nǎm sau vua Lê Thánh Tông xuống chiếu tẩy oan cho Nguyễn Trãi và sai người sưu tầm tất cả tác phẩm của ông.

Trong khúc "Quỳnh uyển ca", Lê Thánh Tông đã viết về Nguyễn Trãi, vị khai quốc công thần như sau: "Lòng Ức Trai sáng như Sao Khuê".

* Đồng chí Vũ Lǎng (tên thật là Đỗ Đức Liêm) sinh ngày 4-8-1921 trong một gia đình lao động ở xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội qua đời năm 1988.

Sau Cách mạng tháng Tám, đồng chí đã được cử đi học ở trường Quân Chính Việt Nam. Tháng 11-1945, đồng chí tham gia đoàn quân Nam Tiến khi giặc Pháp gây hấn ở Sài Gòn. Đơn vị do đồng chí chỉ huy đã chiến đấu tại chiến trường khu 6.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng chí được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng và có đóng góp to lớn vào công tác chỉ huy chiến đấu trên nhiều mặt, tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ chiến đấu, đào tạo cán bộ quân sự. Đồng chí Vũ Lǎng được Nhà nước phong quân hàm Thiếu tướng (nǎm 1974), Trung tướng (nǎm 1980) và Thượng tướng (nǎm 1986).

* Từ ngày 4 đến ngày 12-8-1925, hơn một nghìn công nhân xưởng sửa chữa tàu thuỷ Ba Son (Sài Gòn) do Tôn Đức Thắng lãnh đạo đã bãi công đòi tǎng 20 % lương, giảm giờ làm việc và chống sa thải thợ.

Ngoài ra cuộc bãi công của công nhân Ba Son còn nhằm trì hoãn việc sửa chữa gấp chiến hạm Misơlê mà Pháp định đưa sang đàn áp Cách mạng Trung Quốc.

Kết quả cuộc đấu tranh này của công nhân xưởng Ba Son là: chủ xưởng phải chấp nhận tǎng lương 10% và trả lương cho công nhân trong cả các ngày mà họ bãi công.

* Từ tháng 8-1954, Mỹ đã phái Giáo chủ, Giám mục cùng với nhân viên C.I.A ở Sài Gòn phối hợp với bọn phản động đội lốt Giáo hội Việt Nam tổ chức chiến dịch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào ta, nhất là số theo đạo Thiên chúa ở miền Bắc di cư vào miền Nam.

Đế quốc Mỹ bỏ ra 55 triệu đô la, Pháp 66 tỷ frǎng cho việc thực hiện chiến dịch này. Mỹ sử dụng 41 tàu và đài thọ toàn bộ chi phí chuyên trở. Trong khoảng gần 10 tháng, địch đã đưa gần 1 triệu người ở miền Bắc di cư vào miền Nam.

* Sêli (Shelley) sinh ngày 4 tháng 8 nǎm 1792, trong một gia đình quý tộc giàu có. Thuở nhỏ ông học trường trung học Itơn dành cho trẻ em quý tộc, lớn lên vào đại học Ôtxpho. Nhưng ông là người có đầu óc tự do, say mê vǎn học, triết học.

Tác phẩm của Sêli là: "Sự cần thiết của chủ nghĩa vô thần" (1811), "Hoàng hậu Margo", "Thơ gửi gió tây", "Cuộc nổi dậy của thế giới Hồi giáo", "Đám mây", "Chiến thắng cuộc đời",v.v....

Thơ ông không thiên về phê phán, mà chủ yếu là ngợi ca, chan chứa tinh thần lạc quan, tin tưởng. Thơ ông là tiếng reo của cả thế hệ mới, báo hiệu một tương lai tươi sáng. Cùng với Bairơn, Kítxơ, Sêli góp phần làm thành thế hệ thứ hai của thơ ca lãng mạn Anh.

* Anđécxen (Anderxen) - nhà vǎn người Đan Mạch, từ trần vào ngày 4-8-1875. Tên tuổi và sự nghiệp vǎn học của ông được cả thế giới biết đến - đặc biệt là các thế hệ thiếu nhi - với pho tượng cổ tích đầy hấp dẫn mang tên ông. Câu chuyện về chú lính trì dũng cảm, mang dáng vẻ của Đan Mạch, đã trở thành tính cách độc đáo.

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh