Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngày này năm xưa, ngày 5 tháng 11:
Chủ nhật: 09:09 ngày 05/11/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Từ ngày 5-11 đến 5-12-1922, Đại hội lần thứ IV của Quốc tế cộng sản họp tại Mátxcơva thông qua luận cương của Lênin về mặt trận thống nhất và nghe Lênin báo cáo về cách mạng Nga và triển vọng của phát triển thế giới.

* Hơn 9 vạn quân Minh do Tổng binh Vương Thông chỉ huy lọt vào trận địa phục kích của nghĩa quân Lam Sơn ở Tốt Động và Chúc Động (nay thuộc Chương Mỹ - Hà Nội).

Trong 3 ngày đêm - từ mồng 5 đến mồng 7-11-1426 - chiến đấu liên tục, quân ta đã làm thất bại hoàn toàn cuộc phản công chiến lược của Vương Thông. Hơn 6 vạn quân địch đã bị tiêu diệt.

Trong Đại cáo bình ngô. Nguyễn Trãi đã miêu tả chiến thắng oanh liệt này bằng những lời đầy hào khí.
"Ninh Kiều (tức Chúc Động) máu chảy thành sông, hôi tanh muôn dặm.
Tốt Động thây phơi đầy nội, thối để nghìn thu".

* Nhà vǎn Nguyên Hồng, họ Nguyễn, sinh ngày 5-11-1918 tại thành phố Nam Định, mất nǎm 1982 tại Bắc Giang.

Sớm chịu ảnh hưởng của phong trào cách mạng, ông tham gia Mặt trận dân chủ. Nǎm 1939, ông bị bắt giam và bị đưa đi trại tập trung Bắc Mê (tỉnh Hà Giang). Từ nǎm 1943, ông bí mật tham gia Hội Vǎn hoá cứu quốc ở Hà Nội. Sau tháng 8-1945, Nguyên Hồng hǎng hái hoạt động vǎn nghệ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Nguyên Hồng là nhà vǎn của những người cùng khổ, tác phẩm chính của Nguyên Hồng gồm các truyện ngắn: Bảy Hựu, Hai dòng sữa, Miếng bánh; tiểu thuyết: Bỉ vỏ, Quán nải; Hồi ký: Những ngày thơ ấu. Từ nǎm 1961 đến nǎm 1976, ông hoàn thành một bộ tiểu thuyết lớn "Cửa biển" gồm 4 tập, sau đó viết tiếp bộ tiểu thuyết "Núi rừng Yên Thế", nhưng chưa hoàn thành thì ông mất.

* Ngay sau khi ở Pháp trở về nước, Hồ Chủ tịch đã nhận thấy nhân dân ta rất khó tránh một cuộc chiến tranh rộng lớn do thực dân Pháp gây ra. Ngày 5-11-1946, người đã viết một vǎn kiện quan trọng với tiêu đề "Công việc khẩn cấp bây giờ". Người đã nêu rõ nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là kháng chiến và kiến quốc, vừa "phá hoại để ngǎn địch" vừa "kiến thiết để đánh địch" trong các lĩnh vực quân sự kinh tế, chính trị, giao thông.

Hồ Chủ tịch nhận định "Cuộc kháng chiến sẽ rất gay go, cực khổ. Cố ráng sức qua khỏi mùa đông lạnh lẽo thì ta sẽ gặp mùa xuân". Muốn vậy, ta phải "tổ chức du kích khắp nơi, tham gia sản xuất khắp nơi".

* Ngày 5-11-1968, Richớt Nichxơn (Richard Nixon), người của Đảng Cộng hoà, trúng cử Tổng thống Hoa Kỳ, đưa ra thuyết "Việt Nam hoá chiến tranh" nhằm rút quân Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh ở Việt Nam trong danh dự, đồng thời tǎng cường viện trợ quân sự cho chế độ ngụy Sài Gòn. Song học thuyết này đã bị phá sản và dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân ngụy quyền miền Nam Việt Nam vào mùa xuân 1975.

Thế giới

* Giêm Clác Mǎcxoen là nhà vật lý Scốtlen, sinh nǎm 1831 và từ trần ngày 5-11-1879.

Ông đã phát minh ra sóng điện từ và bản chất sóng điện từ của ánh sáng.

Ông đã chứng minh: Ở cùng nhiệt độ, động nǎng trung bình của các phân tử không phụ thuộc vào bản chất của chúng; và tìm ra công thức tính công điện từ khi mạch điện xê dịch trong từ trường, phương trình tổng quát về sự truyền điện từ trường. Tên của Mắcxoen được đặt cho đơn vị từ thông, ký hiệu là M.

* Chrixtian Âykhơman (Christian Eijkman) sinh nǎm 1858 và mất ngày 5-11-1930.

Ông là nhà sinh lý học Hà Lan, học vi trung học ở Béclin (nước Đức) cùng với Rôbe Kôc. Sau đó, ông làm Giám đốc Viện bệnh lý học Batavia, giáo sư Vệ sinh học, y học Utrêc (Hà Lan).

Công trình về bệnh phù thũng của Âykhơman đưa đến phát minh các sinh tố, do đó ông được giải nôben về sinh lý và y học 1929.

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh