Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh nǎm 1909 tại Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) và hy sinh ngày 7-11-1968 tại chiến trường Tây Ninh.
Trước Cách mạng Tháng Tám, ông vừa làm thầy thuốc vừa tham gia hoạt động cách mạng, là một trong những người sáng lập Thanh niên Tiền phong Nam Bộ.
Sau Cách mạng, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Bộ trưởng Y tế trong Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Nǎm 1958 ông lại làm Bộ trưởng Y tế kiêm Viện trưởng Viện chống lao Trung ương, rồi Chủ tịch Uỷ ban điều tra tội ác của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Ông còn là người có nhiều hoạt động trong lĩnh vực y học quốc tế.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lao động, truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về các công trình khoa học phòng và chống bệnh lao ở Việt Nam.
* Ngày 7-11-1975, Hội nghị Đại biểu phụ nữ toàn miền Nam họp tại thành phố Sài Gòn - Gia Định. Hội nghị kiểm điểm phong trào phụ nữ trong 20 nǎm chống Mỹ cứu nước và bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác trong giai đoạn xây dựng mới, khi nước nhà đã thống nhất.
Thế giới
* Nữ bác học Mari Quyri sinh ở Vácxava (Ba Lan) ngày 7-11-1867 và từ trần nǎm 1934.
Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp Pari, Mari cùng với chồng là Pie Quyri nghiên cứu hiện tượng phóng xạ. Do phát minh xuất sắc trong lĩnh vực này, bà đã được trao tặng học vị Tiến sĩ khoa học vật lý, cùng với một người bạn là Béccơren, hai ông bà đã tiến hành các nghiên cứu về tính phóng xạ và đã được nhận giải Nôben nǎm 1903 do đã khám phá ra chất Radi và Pôlôni.
Pie bị xe ngựa chở hàng đè chết nǎm 1906. Mari thay ông học ở Đại học Xoócbon và lại được nhận một giải Nôben về hoá học nǎm 1911. Từ nǎm 1926, Mari Quyri là Viện sĩ danh dự của Viện Hàn lâm Liên Xô (cũ).
* Anbe Camuy (Albert Camus) - nhà vǎn hiện đại Pháp, sinh ngày 7-11-1913 tại Angiêri. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, ông tham gia nhóm "Chiến đấu" trong phong trào chống phát xit và là Tổng biên tập báo "Chiến đấu". Ngày 17-10-1957, ông được trao giải Nôben do tác phẩm của ông đã "mang ra ánh sáng những vấn đề hiện nay đang đặt ra trước lương tâm con người ".
Ông mất ngày 4-1-1960.
* Ngày 7-11-1917, dưới sự Lãnh đảo của Đảng Bônsêvich Nga và Lênin, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã nổ ra ở nước Nga (theo lịch cũ của nước Nga là ngày 25 tháng 10 nên gọi là Cách mạng Tháng Mười)
Cuộc Cách mạng này đã đập tan ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước Nga, đưa công nhân, nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa.
Nhờ có Cách mạng Tháng Mười, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản, đế quốc phương Tây đã có sự gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
Cách mạng Tháng Mười đã đi vào lịch sử nhân loại như một sự kiện vĩ đại mở đầu một thời đại mới - thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.