Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngày này năm xưa, ngày 7 tháng 7:
Thứ sáu: 07:55 ngày 07/07/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Danh nhân Phan Kính sinh nǎm 1715, mất ngày 8-6 nǎm Tân Tỵ (tức 7-7-1716) trong một gia đình nhà nho ở xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Ông là người tài cao học rộng, đã từng đỗ Đình Nguyên Thám Hoa ở khoa thi hội nǎm 1743 và làm quan cho triều Lê từ 1743 cho đến khi qua đời.

Phan Kính là người vǎn, võ song toàn, một trí thức tài ba, một ông quan thanh liêm, mẫn cán, luôn hoàn thành trách nhiệm một cách xuất sắc.

Sự nghiệp của Phan Kính đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về các lĩnh vực: Chính trị, ngoại giao, quân sự... Ông là tác giả của những tác phẩm: "Kinh chuyện tử sử", "Sách vǎn lược cũ"...

* Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi tên là Nguyễn Tường Lân) sinh ngày 7-7-1910 tại Hà Nội, qua đời nǎm 1942.

Học hết trung học phổ thông, ông chuyên viết vǎn, làm báo. Tuy có chân trong nhóm Tự Lực Vǎn Đoàn và là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo nhưng tư tưởng thẩm mỹ của Thạch Lam lại theo một hướng khác.

Nhân vật trong những tác phẩm của ông là những người nghèo, đời sống cơ cực bế tắc, tương lai mù mịt - Ông viết về họ với một niềm xót thương sâu sắc và nỗi buồn mênh mang - Thạch Lam sở trường về truyện ngắn, chú trọng nội tâm nhân vật.

Tác phẩm chính của Thạch Lam gồm có các truyện ngắn "Gió đầu mùa" (nǎm 1937), "Nắng trong vườn"(1938), "Sợi tóc" (1942, tập tuỳ bút "Hà Nội 36 phố phường".

* Ngày 7-7-1946, Bộ Quốc phòng mở lớp bổ túc quân sự trung cấp đầu tiên của quân đội ta, khai giảng tại thị xã Sơn Tây. Lớp có gần 100 học viên.

Tuy thời gian học tập ngắn, nhưng nội dung huấn luyện phong phú, tương đối toàn diện cả về quân sự và chính trị.

Lớp bổ túc quân sự trung cấp đầu tiên này được coi là tiền thân của Học viện Lục Quân.

* Ngày 7-7-1950, Bộ tư lệnh ra mệnh lệnh về chiến dịch Biên giới Cao Lạng (còn gọi là chiến dịch Lê Hồng Phong 2).

Mục đích là tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở đường giao thông nối liền với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố cǎn cứ địa Việt Bắc.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thường vụ Trung ương Đảng làm Bí thư Đảng uỷ, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy chiến dịch. Thiếu tướng Hoàng Vǎn Thái, Tổng tham mưu trưởng làm tham mưu trưởng; đồng chí Trần Đǎng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục cung cấp phụ trách hậu cần chiến dịch; đồng chí Lê Liêm làm Chủ nhiệm chính trị chiến dịch. Chiến dịch được bắt đầu 16-9-1950, kết thúc 14-10-1050.

* Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá II đã diễn ra từ ngày 7 đến ngày 15 tháng 7 nǎm 1960.

Trong kỳ họp đầu tiên, Quốc hội đã bầu ra Chủ tịch nước là cụ Hồ Chí Minh; Phó chủ tịch nước là cụ Tôn Đức Thắng; Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội là ông Trường Chinh; Thủ tướng Chính phủ là ông Phạm Vǎn Đồng.

Quốc hội còn bầu Hội đồng quốc phòng, cử Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án toàn án nhân dân tối cao.

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh