Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Nghiên cứu vũ trụ năm 2018 có gì mới?
Thứ tư: 19:37 ngày 03/01/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Năm 2018 hứa hẹn mang đến những điều mới lạ và thú vị đối với những phi hành gia, nhà thiên văn học, các nhà nghiên cứu vũ trụ và những người đam mê không gian.

Mặt trăng là đích đến của nhiều nước và công ty trong năm 2018

Tên lửa mạnh nhất thế giới

Sau khi thực hiện nhiều vụ phóng tên lửa ở Mỹ vào năm 2017, Công ty SpaceX đang chuẩn bị khởi động năm 2018 với một điều đặc biệt: Các nhà khoa học đã có kế hoạch đưa tên lửa Falcon Heavy của mình thực hiện chuyến bay thử vào đầu tháng 1. Đây là tên lửa có thể nâng trọng tải hơn gấp đôi so với tên lửa mang hàng hóa hoạt động gần đây nhất - Delta IV Heavy - với chi phí chỉ bằng 1/3.

Quay trở lại Mặt trăng

Trong khi NASA chưa có kế hoạch nào đi lên Mặt trăng vào năm 2018 thì Công ty SpaceX lại hy vọng sẽ gửi một vài du khách trên một chuyến đi vòng quanh Mặt trăng trong năm tới.

Các khách du lịch vũ trụ sẽ bay lên bằng tàu Dragon 2, được đưa vào không gian bởi tên lửa Falcon Heavy của Công ty.

Khám phá thêm nhiều hành tinh ngoài Hệ Mặt trời

Năm 2018, với sự trợ giúp của TESS, vệ tinh thám hiểm vũ trụ mới nhất của NASA, các nhà khoa học sẽ khám phá thêm được nhiều hành tinh mới. Các vệ tinh TESS dự kiến được phóng vào tháng 3. Trong 2 năm, vệ tinh sẽ tìm kiếm, nghiên cứu trên 200.000 ngôi sao.

Trong khi kính viễn vọng Kepler chủ yếu xem xét những sự biến đổi trên mặt các ngôi sao nằm cách Trái đất vài nghìn năm ánh sáng thì TESS sẽ tập trung vào những ngôi sao cách đó chỉ vài trăm năm ánh sáng.

Một năm bận rộn của các nước châu Á

Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đều có một số nhiệm vụ không gian quan trọng trong năm 2018.

Cơ quan Vũ trụ của Trung Quốc dự kiến sẽ thực hiện sứ mệnh thăm dò Mặt trăng đầu tiên kể từ năm 1976. Phi thuyền thăm dò Mặt trăng Chang'e 5 sẽ được đưa vào không gian bằng tên lửa Long March 5 vào dịp năm mới. Ấn Độ cũng có kế hoạch bay lên Mặt trăng bằng tàu Chandrayaan 2. 

Còn Cơ quan Vũ trụ của Nhật Bản có kế hoạch phóng vệ tinh theo dõi Trái đất, ngoài ra còn hỗ trợ Cơ quan Vũ trụ châu Âu trong nhiệm vụ thám hiểm sao Thủy.

Chuyến đi đến sao Thủy

Cơ quan Vũ trụ châu Âu hy vọng sẽ phóng tàu vũ trụ BepiColombo của mình trước dịp cuối năm 2018. Chuyến bay vào cuối năm sẽ là điểm bắt đầu của nhiệm vụ 7 năm của Cơ quan này đến sao Thủy, hành tinh gần Mặt trời nhất. 

Một cuộc “đổ bộ” khác lên sao Hỏa

"Hành tinh Đỏ" sẽ sớm trở nên đông đúc hơn một chút. Vào tháng 5, NASA sẽ phóng tàu thăm dò mới nhất của cơ quan này - InSight. Tàu thăm dò này sẽ tới sao Hỏa trong tháng 11. Sau khi đổ bộ, nó sẽ sử dụng một loạt dụng cụ địa vật lý tinh vi để nghiên cứu phần bên trong của sao Hỏa. 

Chuyến bay đến gần Mặt trời

Tàu thăm dò NASA's Parker Solar dự kiến ra mắt vào mùa hè 2018. Tàu này sẽ bay gần Mặt trời hơn bất kỳ tàu không gian nào trong lịch sử. Trong chuyến bay quanh Mặt trời kéo dài 7 năm, tàu thăm dò Parker Solar sẽ nghiên cứu về điện và từ trường của Mặt trời cũng như các hiện tượng điện từ độc đáo của nó.

Nguồn chinhphu

Tin cùng chuyên mục