Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Người lao động sẽ có thêm một ngày nghỉ liền kề Ngày Quốc khánh
Thứ tư: 10:42 ngày 20/11/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Đầu phiên làm việc sáng 20-11, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành đạt 90,06%.

Description: http://hanoimoi.com.vn/Uploads/images/trieuhoa/2019/11/20/unnamed.jpg

Tỷ lệ biểu quyết thông qua dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Có l trình điu chnh gim gi làm vic bình thường vào thi đim thích hp 

Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án bộ luật, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị giảm giờ làm việc bình thường từ 48 giờ/tuần xuống còn 44 giờ/tuần. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, ý kiến này là rất xác đáng; việc tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện và nâng cao điều kiện lao động đối với người lao động là xu hướng tiến bộ của thế giới. 

Cơ quan chủ trì thẩm tra đã chủ động đề nghị Chính phủ phối hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội, trong đó thể hiện quan điểm của Chính phủ về nội dung này. Chính phủ đã có Công văn số 561/CP-PL ngày 6-11-2019 đề nghị “trước mắt giữ nguyên thời giờ làm việc bình thường như quy định của bộ luật hiện hành” và “có lộ trình điều chỉnh giảm giờ làm việc bình thường vào thời điểm thích hợp”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và báo cáo Quốc hội việc từng bước giảm giờ làm theo hướng sẽ ghi vào Nghị quyết của kỳ họp: Giao Chính phủ căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất giảm giờ làm việc bình thường thấp hơn 48 giờ/tuần; đồng thời, giữ quy định “Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động” tại Điều 105 về thời giờ làm việc bình thường.

Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ có các quy định triển khai cụ thể; đặc biệt, cần phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hướng dẫn về cơ chế thương lượng tập thể hiệu quả để từng bước thực hiện cho được việc giảm giờ làm việc bình thường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên. 

89,65% đại biu tán thành không m rng khung tha thun thi gi làm thêm ti đa 

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh nêu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận trong 406 đại biểu Quốc hội bày tỏ chính kiến thì có 318 đại biểu đồng ý giữ khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa như bộ luật hiện hành, nhưng cần ghi rõ thời gian làm thêm giờ theo tháng là 40 giờ/tháng, thay vì 30 giờ/tháng và bổ sung quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý điều này như trong dự thảo bộ luật. 

Trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo bộ luật, nội dung của Điều 107 đã được biểu quyết riêng với 433/454 đại biểu tán thành (chiếm 89,65% tổng số đại biểu Quốc hội).

Điu 107. Làm thêm gi

...
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động.

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 40 giờ trong 1 tháng.

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 1 năm trong một số ngành, nghề, công việc…

Tui ngh hưu được điu chnh theo l trình

Description: http://hanoimoi.com.vn/Uploads/images/trieuhoa/2019/11/20/NTA.jpg

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh.

Về lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo xin ý kiến đại biểu Quốc hội, kết quả có 371 đại biểu tham gia ý kiến về nội dung này thì 280 đại biểu Quốc hội đồng ý phương án 1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và thể hiện trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) tại Khoản 2, Điều 169 như sau: 

"Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. 

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ".

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Có thêm mt ngày ngh lin k Ngày Quc khánh

Bà Nguyễn Thúy Anh nêu, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung thêm một ngày nghỉ trong năm có hưởng nguyên lương cho người lao động với 2 kiến nghị lựa chọn ngày liền kề Ngày Quốc khánh 2-9 hoặc Ngày Gia đình Việt Nam ngày 28-6.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo xin ý kiến, kết quả có 402 đại biểu cho ý kiến về nội dung này và có 370 đại biểu Quốc hội đồng ý bổ sung một ngày người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào dự thảo bộ luật. 

Mặc dù có ý kiến đại biểu đề nghị nên chọn Ngày Gia đình Việt Nam 28-6, tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, nếu được Quốc hội quyết nghị bổ sung một ngày nghỉ trong năm thì nên chọn ngày liền kề Ngày Quốc khánh 2-9.

Như vậy, Ngày Quốc khánh nước ta, người lao động sẽ được nghỉ hai ngày. Đây là ngày Tết Độc lập, cũng là dịp để người lao động có thêm thời gian tham gia các hoạt động kỷ niệm, chào mừng Quốc khánh 2-9, tăng thêm ý nghĩa chính trị, nâng cao niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, đáp ứng được mong muốn của người lao động có thêm thời gian nghỉ ngơi, sum họp gia đình và giúp trẻ em, học sinh, sinh viên chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới.  

Sáng nay, qua biểu quyết riêng về điều này, 93,5% tổng số đại biểu đã tán thành với nội dung quy định, hằng năm căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định ngày nghỉ liền kề Ngày Quốc khánh 2-9.

Nguồn HNMO

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh