Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Người phụ nữ nghe rõ nhịp tim mình trong tai
Thứ sáu: 20:07 ngày 25/10/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Một buổi sáng, Karrie Aitkens, một bà mẹ tuổi trung niên, thức dậy với cảm giác kỳ lạ ở tai trái, chóng mặt.

Những triệu chứng bất thường khiến bà nhiều lần phải tìm đến các bác sĩ, tuy nhiên không tìm ra nguyên nhân. Suốt thời gian đó, Karrie nghe thấy nhịp tim của chính mình bên trong tai, rõ đến nỗi át đi cả tiếng động xung quanh, kể cả tiếng tivi. Sau 2 tuần, bà bắt đầu lo lắng, trầm cảm, sụt cân và phải uống thuốc an thần.

"Nó thực sự là một cực hình", bà kể. 

Ngày 22/10, Karrie đến gặp bác sĩ Quinton Gopen từ Trường Y khoa UCLA, một chuyên gia về phẫu thuật đầu và cổ.

Dựa vào các triệu chứng và kết quả CT, bác sĩ Quinton phát hiện một lỗ nhỏ trên xương bao quanh phần bên trong tai bệnh nhân. Karrie được chẩn đoán mắc chứng hở ống tai vòng trên Superior Semicircular Canal Dehiscence (SSCD). Đây là tình trạng khá mới và đặc biệt hiếm gặp, được xác định lần đầu vào năm 1998, theo Tổ chức Các chứng rối loạn hiếm gặp Quốc gia National Organization for Rare Disorders (NORD).

Chứng rối loạn SSCD xảy ra khi phần xương trong tai có lỗ hổng hoặc có chỗ quá mỏng. Cấu trúc xương trong tai thường có 2 lỗ hổng và phần xương này sẽ dày lên trong suốt thời gian từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành. Nếu quá trình này không xảy ra, xương có thể phát triển một lỗ thứ ba bất thường, gây ra các vấn đề về thăng bằng, giảm thính lực và chóng mặt trong số các triệu chứng khác.

Một trong những dấu hiệu của SSCD là bệnh nhân nghe thấy âm thanh từ chính cơ thể họ được khuếch đại lên, có thể là nhịp tim, tiếng ồn tiêu hóa và thậm chí chuyển động mắt.

Trong khi bình thường tai trong có hai lỗ trong cấu trúc xương bao quanh, bệnh nhân SSCD phát triển lỗ thứ ba, theo UCLA Health. Lỗ hổng đó có thể gây ra các vấn đề về thăng bằng, giảm thính lực và chóng mặt trong số các triệu chứng khác.

Sau khi xác định được vấn đề, bác sĩ Quinton và cộng sự tiến hành phẫu thuật lấp lỗ hổng bất thường đó cho Karrie, giúp bà trở lại cuộc sống bình thường.

Theo các chuyên gia, chỉ khoảng 1-2% người có lỗ nhỏ này trong tai và không phải trường hợp nào cũng phát triển thành bệnh. Nhiều người chỉ bắt đầu có các biểu hiện rối loạn SSCD khi về già, sau khi bị chấn thương vùng đầu hoặc chịu áp suất khi đi máy bay hoặc lặn biển. Cách chữa trị cho SSCD là phẫu thuật.

Nguồn VNE (Theo Fox News)

Tin cùng chuyên mục