Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Nhận biết axit uric tăng cao với 4 biểu hiện khi ngủ
Thứ tư: 09:12 ngày 12/06/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Nồng độ axit uric trong cơ thể có thể đang tăng cao nếu bạn thường xuyên gặp phải những biểu hiện này khi ngủ.

Đồ hoạ: Thuỳ Dung

Axit uric tăng cao gây mệt mỏi và khát nước thường xuyên

Những người có nồng độ axit uric tăng cao sẽ thường xuất hiện cảm giác mệt mỏi, khát nước, đặc biệt vào thời điểm trước khi đi ngủ. Biểu hiện này rất dễ bị nhầm lẫn với cảm giác mệt mỏi sau khi hoạt động mạnh hoặc làm việc cường độ cao.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện và kéo dài liên tục thì rất có thể nồng độ axit uric trong cơ thể đang tăng cao bất thường. Nguyên nhân là do khi axit uric tăng cao ảnh hưởng đến chức năng thận, lượng oxy hấp thụ bị giảm dẫn đến cảm giác mệt mỏi, uể oải.

Tiểu nhiều, tiểu đêm do axit uric tăng cao

Nếu bạn nhận thấy cơ thể có các biểu hiện như tiểu nhiều, tiểu đêm không rõ nguyên nhân thì rất có thể nồng độ axit uric đang tăng cao. Khi axit uric tăng cao, chức năng thận bị ảnh hưởng, khả năng lọc ở cầu thận và khả năng tái hấp thụ ở ống thận bị suy giảm dẫn đến hiện tượng tiểu nhiều.

Axit uric đang tăng cao nếu bạn thường xuyên gặp phải các tình trạng tiểu nhiều, mệt mỏi. Đồ họa: Thùy Dung

Đi kèm với hiện tượng tiểu đêm, tiểu nhiều lần là nước tiểu có màu vàng sẫm, thậm chí là chuyển sang màu nâu. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải những biểu hiện nêu trên thì cần kiểm tra nồng độ axit uric để can thiệp kịp thời.

Axit uric cao dẫn đến phù chi và mí mắt

Đêm là thời gian axit uric trong cơ thể dễ kết tủa khiến cầu thận tắc nghẽn và lượng nước tích tụ trong cơ thể cũng vì thế mà không thể tự đào thải. Hiện tượng này kéo dài dẫn đến tính trạng phù nề tại nhiều vị trí trên cơ thể như mí mắt, mặt, chân, bàn tay...

Đau nhói tại hai bên thắt lưng do axit uric

Khi lượng axit uric bài tiết qua thận vượt quá 1.000mg/ngày sẽ dẫn đến hiện tượng rối loạn bài tiết axit uric lâu dài. Đây chính là nguyên nhân khiến urate vượt quá độ bão hòa, các tinh thể kết tủa sẽ lắng đọng trong thận, hình thành sỏi axit uric, do đó có thể gây đau thắt lưng.

Đi cùng với những cơn đau thắt lưng có thể là tình trạng đau bụng, tiểu ra máu. Nếu không được kiểm soát kịp thời, người bệnh không chỉ đối diện với nguy cơ mắc gout mà còn có thể xuất hiện các bệnh lý về thận và hệ bài tiết.

Nguồn LĐO

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh