Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Thưởng Tết VĐV Việt Nam:
Nhìn U23 Việt Nam mà thèm!
Thứ ba: 13:33 ngày 13/02/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Cứ đến dịp Tết đến xuân về, các VĐV lại hỏi nhau câu quen thuộc “năm nay có thưởng Tết không nhỉ?”. Câu trả lời thì năm nào cũng vậy, thưởng Tết vẫn là điều gì đó quá xa xỉ, dù VĐV Việt Nam xứng đáng được quan tâm hơn so với mặt bằng chung xã hội.

Vẫn chuyện muôn năm cũ

Trong những ngày qua, câu chuyện thưởng nóng đội tuyển U23 Việt Nam sau chiến tích ở giải châu Á được các VĐV Việt Nam bàn tán xôn xao. Tất cả đều bày tỏ sự ngưỡng mộ nhưng cũng không kém phần “ghen tị”, thèm được sự quan tâm đặc biệt như vậy từ xã hội.

Từ trước tới nay, ngoài trường hợp của kình ngư Ánh Viên (bơi lội) và xạ thủ Hoàng Xuân Vinh (bắn súng) là có thưởng hậu hĩnh, hầu hết các VĐV còn lại dù đạt thành tích tầm thế giới, nhưng cũng chỉ được thưởng theo quy định của nhà nước.

Nếu được chia đủ tiền thưởng, các cầu thủ U23 Việt Nam nhận mỗi người trên dưới 1 tỷ đồng sau thành tích Á quân châu Á.

Tất nhiên, nếu so sánh những môn như cử tạ, thể dục dụng cụ, bóng bàn… với môn thể thao vua là quá khập khiễng, nhưng không ít VĐV vẫn cảm thấy chạnh lòng, bởi họ cũng đổ mồ hôi, đổ máu mới giành được những tấm huy chương quý giá.

Trong khi các cầu thủ bóng đá sống khỏe bằng nghề, thì với VĐV, nếu họ không có huy chương (đồng nghĩa với tiền thưởng theo quy định của Nhà nước), coi như tay trắng trong một năm vất vả tập luyện, thi đấu.

Bởi cái sự thiệt thòi dường như là đã mặc định này nên Tết với VĐV chỉ mong có chút thưởng mang về quê, luôn là một mong mỏi lớn. Thế nhưng, hết năm này qua năm khác, các VĐV cứ phải hỏi nhau “có thưởng Tết không”, và câu trả lời dĩ nhiên là không!.

“Tôi vừa được thưởng thành tích huy chương nhưng đó không phải là thưởng Tết. Từ khi tập luyện ở trên tuyển, chưa bao giờ tôi thấy có thưởng Tết cả, mãi rồi cũng thành quen”, một VĐV đội tuyển đấu kiếm Việt Nam chia sẻ.

Địa phương không thưởng vì… sợ vượt mặt Nhà nước

Trong những ngày này, đi đâu câu chuyện thưởng Tết cũng là chủ đề chính trong những cuộc nói chuyện. Nhưng các VĐV Việt Nam thì họ thường phải tránh đi vì cảm thấy tủi thân.

Chưa có cơ chế thưởng Têt cho VĐV Việt Nam.

Như đã nói ở trên, các VĐV có thành tích còn có tiền thưởng theo quy định, nhưng VĐV thi đấu không thành công hoặc VĐV trẻ, thì tay trắng về quê. Từ trước tới nay, Nhà nước không có quy định thưởng Tết cho VĐV, nhiều đội tuyển có chăng chỉ là chút quà hay tiền tàu xe.

Lãnh đạo ngành thể thao cũng rất trăn trở, nhưng lực bất tòng tâm bởi đây là quy định của Nhà nước. Trong khi đó, ở địa phương, chuyện thưởng Tết cũng rất tế nhị bởi nếu có thưởng, chẳng khác nào “vượt mặt” trung ương.

Đó chỉ là lý do về mặt… thủ tục, còn nguyên nhân chính vẫn là hầu hết các môn thể thao Việt Nam công tác xã hội hóa chưa hiệu quả, vẫn phải trông chờ và ngân sách Nhà nước, nên chuyện thưởng Tết luôn là câu chuyện cũ.

Năm nào cũng không có thưởng Tết, các VĐV phải tự an ủi nhau cùng cố gắng tập luyện để giành huy chương, nhưng thi đấu thể thao ngày càng khắc nghiệt, đặc biệt là đấu trường ASIAD hay Olympic.

Giành HCV thế giới được thưởng Tết 1 triệu và 1 chiếc áo

Đó là trường hợp của nhà vô địch thế giới Nguyễn Thị Ngoan (karate). Năm 2017, cô gái quê Phú Thọ đã làm nên lịch sử với karate nước nhà khi trở thành võ sĩ đầu tiên của Việt Nam có HCV ở nội dung kumite (đối kháng).

Tuy nhiên, ngoài tiền thưởng thành tích theo quy định của Nhà nước, Ngoan chỉ được "động viên" thêm 1 triệu và 1 chiếc áo trước khi nghỉ Tết.

Nguồn vietnamnet

Tin cùng chuyên mục