Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Như những đoá hoa xuân
Thứ hai: 05:56 ngày 09/01/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Bàn Dân nè, có chuyện này tôi…khó chịu quá, không thể nào không nói với ông…

-Có chuyện gì không hài lòng thì nói luôn bây giờ đi, đừng để tới tết mới nói không nên đâu nghen!

-Ông biết rồi, lâu nay gần như tôi không khi nào vô ba cái mạng xã hội. Nhưng hôm cuối tuần rồi tôi có đọc đăng trên báo mấy ông bài viết đề cập đến chuyện đám “chuyên gia bàn phím” lợi dụng trường hợp cháu bé ở miền Tây không may rớt xuống trụ bê tông sâu mấy chục mét để “nói này, nói nọ” nhằm “câu viêu, câu lai” trên sự khổ đau của người khác, cho nên tôi mới vô mấy mạng Facebook, YouTube xem thử coi sao. Quả thật trong đó có vô số trang khai thác vụ tai nạn ấy để bàn tán hết sức tào lao. Sao nhà nước mình không dẹp phức nó đi cho rồi hả ông?

-Vậy là ông không chỉ “không có cảm tình”, mà đã đến mức “dị ứng” với mạng xã hội rồi. Thật ra các mạng xã hội trên “xa lộ thông tin internet” cũng là một trong rất nhiều thành tựu của thời cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4, còn gọi là thời 4.0 đó.

Nó có lợi hay không có lợi là tuỳ vào cách sử dụng của người sử dụng nó. Và thực tế đã cho thấy nó rất hữu ích, nếu người ta sử dụng nó vào mục đích có lợi cho cộng đồng, chứ không phải là lợi dụng nó để mưu cầu cái gì đó cho riêng mình, bất chấp đạo đức xã hội, pháp luật Nhà nước…

-Ông nói sao đó chớ, tui có thấy tay YouTuber, Facebooker nào dùng mạng xã hội làm lợi cho mọi người, cho cộng đồng xã hội, ngoài việc “câu viêu, câu lai” để kiếm tiền riêng cho họ đâu?!

-Đúng là ông “dị ứng” mạng xã hội nặng quá rồi. Bàn Dân hỏi ông câu này nhé, ông có biết YouTuber nào được Chủ tịch nước mình tôn vinh, được Thủ tướng Chính phủ mình tặng bằng khen không?

-Làm gì có chuyện đó?!

-Có đấy. Chẳng qua là ông định kiến với mạng xã hội, không thèm chơi với nó, nên không chú ý những thông tin liên quan đến nó thôi.

-Ông đừng có mà “chụp mũ” tôi nghen! Ông biết “tay chơi” mạng xã hội nào được vinh danh tầm đó thì nói cụ thể tôi nghe đi?

-Thưa ông, đó là một đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, một trong 24 gương điển hình tiên tiến về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cả nước vừa được vinh danh, được Chủ tịch nước tặng biểu trưng và quà lưu niệm trong chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2022” do Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Trung ương phối hợp tổ chức, rồi được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen hồi cuối năm vừa qua đấy.

-Vậy à! Anh ấy đã lập được thành tích gì xuất sắc lắm sao mà được tôn vinh dữ vậy? Mà thành tích của anh ấy liên quan gì đến mạng xã hội chứ?

-Nếu không liên quan thì Bàn Dân nói với ông ở đây làm gì. Người thanh niên ấy năm nay 31 tuổi, nhưng đã bị tàn tật từ hồi mới lên ba, do một người bệnh tâm thần xông vào nhà chém đứt lìa một chân gần tới khớp xương chậu.

Anh ấy đúng là một người “tàn mà không phế” như lời Bác Hồ dạy. Dù chỉ còn một chân, phải chống nạng bằng hai tay và nhà rất nghèo, anh vẫn cố gắng vượt khó học xong phổ thông và tốt nghiệp trung cấp công nghệ thông tin, mở được cơ sở dịch vụ ở Đà Nẵng.

Sau đó với sự đam mê công nghệ và tình yêu cuộc sống, anh đã rong ruổi khắp xứ Quảng quê hương, rồi vào Nam ra Trung quay clip đưa lên mạng xã hội YouTube, Facebook.

Nội dung các video clip của anh hầu hết là những nỗi khó khăn của những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, đặc biệt là những mảnh đời thường hay bị người khác sợ hãi, xa lánh như những người bệnh tâm thần, những người bệnh HIV/AIDS…

-Xin phép tôi xen vô chút. Vậy là anh chàng này chẳng những không thù hận người đã làm cho mình tàn tật mà còn thông cảm và truyền thông cho mọi người đồng cảm với mình nữa. Hay thật!

-Đúng vậy, nếu ông có lên mạng, tìm xem những clip anh ấy tiếp xúc, động viên, chia sẻ với những người bệnh như thế, ông sẽ còn thấy hay hơn nữa. Những clip của anh ấy có sức truyền cảm, lay động mọi người rất mạnh, nên có rất nhiều người đồng cảm với anh, đã chung tay góp sức với anh chia sẻ bớt gánh nặng, khó khăn của những người bệnh.

Không chỉ có những người hảo tâm chuyển khoản nhờ anh em đến trao tận tay người bệnh, mà còn có không ít người không nề xa xôi, không ngại bệnh tật trực tiếp đến tận nơi góp phần cứu giúp đỡ người hoạn nạn…

-Vậy là mạng xã hội có sức lan toả mạnh dữ!

-Chuyện đó thì đã rõ từ lâu rồi. Riêng về chuyện anh đoàn viên ấy thì hiện giờ trang mạng xã hội của anh ấy đã có hàng trăm ngàn người theo dõi, góp sức cùng anh cứu giúp những người bất hạnh. Đã có nhiều người bệnh được anh chuyển tiền cứu trợ hàng trăm triệu đồng.

Đặc biệt là qua nội dung truyền thông của anh, có rất nhiều người thông cảm, thấu hiểu và không còn xa lánh, sợ hãi những người “bệnh đặc biệt” nữa. Nếu ông muốn biết rõ hơn thì đừng “dị ứng” nữa, thử vô mạng xã hội gõ tên “Phi một chân” mà xem!

Bàn Dân

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh