Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Những câu chuyện từ nhà tù côn đảo
Thứ sáu: 09:40 ngày 16/08/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Nói đến Côn Ðảo là nói đến “một địa ngục trần gian” khủng khiếp với một hệ thống ngục tù đủ các loại nhục hình tra tấn phi nhân tính nhất, tàn bạo nhất, dã man nhất của chế độ thực dân, đế quốc và tay sai trước đây.

Nói đến Côn Ðảo, quần đảo tiền tiêu của đất nước trên biển Ðông chắc chắn là không ai còn xa lạ nữa. Cách thành phố biển Vũng Tàu 94 hải lý là một vùng sinh thái tự nhiên bao gồm 16 hòn đảo mà sử sách nước ta từ xưa đã gọi là quần đảo Côn Lôn và tiếp theo là những biến dạng khác như Côn Nôn, Côn Sơn… Kể từ ngày 30.5.1979, quần đảo chính thức được mang tên Côn Ðảo.

Nói đến Côn Ðảo là nói đến “một địa ngục trần gian” khủng khiếp với một hệ thống ngục tù đủ các loại nhục hình tra tấn phi nhân tính nhất, tàn bạo nhất, dã man nhất của chế độ thực dân, đế quốc và tay sai trước đây.

Suốt 113 năm (1862-1975) đã có hàng vạn tù nhân bị giam cầm ở đây. Cho đến ngày Côn Ðảo được giải phóng hoàn toàn thì nơi này có 7.448 tù nhân, trong đó có 4.234 tù chính trị, 3.214 là thường phạm và quân phạm cùng với 494 tù nhân là phụ nữ. Trong số những tù chính trị có nhiều chiến sĩ cách mạng mà tên tuổi đã gắn liền mãi mãi với lịch sử cách mạng Việt Nam như: Tôn Ðức Thắng, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Nguyễn Duy Trinh, Võ Thị Sáu…

Những người cộng sản kiên cường bất khuất, quyết liệt đấu tranh với kẻ thù, giữ vững lý tưởng cách mạng và niềm tin sắt đá vào thắng lợi cuối cùng của dân tộc cùng với bao chiến sĩ cách mạng khác. Những con người Việt Nam yêu nước ấy đã viết vào lịch sử bản anh hùng ca tuyệt vời và bất tử về sức mạnh và phẩm chất của dân tộc Việt Nam.

“Những câu chuyện từ nhà tù Côn Ðảo” là quyển sách quý do nhiều tác giả thực hiện và NXB Văn hoá - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh tái bản lần thứ 1 năm 2018. Ðây là một hợp tuyển sinh động cung cấp cho người đọc nhiều kiến thức cần thiết về địa lý tự nhiên và lịch sử hình thành quần đảo, về thực chất của cái địa ngục khủng khiếp ấy và những trang sử đấu tranh hào hùng của những chiến sĩ cách mạng Việt Nam ở một khu vực giam giữ biệt lập giữa biển trời. Những con người đẹp nhất ấy đã biến một nơi đầy những hiểm hoạ, ám ảnh, đầy xương máu, cực hình thành một trường học lớn trui rèn ý chí Việt Nam quyết thắng.

PHAN KỶ SỬU

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục