Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Tăng trần giá vé máy bay nội địa; Chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2024.
Tăng trần giá vé máy bay nội địa
Từ ngày 1/3, Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2019/TT-BGTVT ban hành khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa có hiệu lực.
Thông tư 34 đã sửa đổi khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản. Các đường bay có khoảng cách dưới 500km có mức giá trần là 1,6 triệu đồng/vé/chiều với đường bay phát triển kinh tế - xã hội và 1,7 triệu đồng/vé/chiều với các đường bay khác.
Các nhóm đường bay còn lại chịu mức tăng giá từ 50-250 nghìn đồng/vé/chiều so với quy định cũ, phụ thuộc vào độ dài từng đường bay.
Các nhóm đường bay còn lại chịu mức tăng giá từ 50-250 nghìn đồng/vé/chiều so với quy định cũ, phụ thuộc vào độ dài từng đường bay.
Cụ thể, với đường bay từ 500km đến dưới 850km có mức giá trần là 2,25 triệu đồng/vé/chiều (giá cũ là 2,2 triệu đồng/vé/chiều); Đường bay có khoảng cách từ 850km đến dưới 1.000km có giá vé tối đa là 2,89 triệu đồng/vé/chiều (giá cũ là 2,79 triệu đồng/vé/chiều).
Đường bay từ 1.000km đến dưới 1.280km có giá trần là 3,4 triệu đồng/vé/chiều (giá cũ là 3,2 triệu đồng/vé/chiều) và đường bay có khoảng cách từ 1.280km trở lên là 4 triệu đồng/vé/chiều (giá cũ là 3,75 triệu đồng/vé/chiều).
Mức giá tối đa đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho một vé máy bay, trừ thuế giá trị gia tăng và các khoản thu hộ cho cảng hàng không (bao gồm giá phục vụ hành khách và giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý; Khoản giá dịch vụ với các hạng mục tăng thêm).
Quy định mới về kiểm tra chất lượng phương tiện đường sắt
Từ ngày 15/3, Thông tư 01/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt có hiệu lực.
Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt có hiệu lực từ ngày 15/3/2024.
Theo Thông tư, các loại hình kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường gồm: Kiểm tra sản xuất, lắp ráp; Kiểm tra nhập khẩu; Kiểm tra hoán cải; Kiểm tra định kỳ.
Thông tư cũng quy định: Chủ phương tiện, chủ khai thác phương tiện có trách nhiệm thực hiện kiểm tra tình trạng hoạt động của phương tiện để phương tiện bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trước khi tham gia giao thông; Chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giữa hai kỳ kiểm tra của cơ quan kiểm tra...
Nhiều ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao
Theo Nghị định số 10/2024/NĐ-CP quy định về khu công nghệ cao, có hiệu lực từ ngày 25/3, có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao như: Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư vào khu công nghệ cao; Cơ chế khuyến khích đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Chính sách phát triển hạ tầng xã hội phục vụ người lao động trong khu công nghệ cao; chính sách đối với hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ cao, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và đào tạo nhân lực công nghệ cao.
Nhiều ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao trong Nghị định số 10/2024/NĐ-CP.
Các dự án đầu tư và hoạt động tại khu công nghệ cao được ưu tiên tham gia chương trình hỗ trợ đào tạo, tuyển dụng lao động; hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ; Hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; Hỗ trợ vốn vay và các chương trình hỗ trợ khác của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.
Ngoài ra, về cơ chế khuyến khích đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật, Nghị định quy định Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ kinh nghiệm, năng lực tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao, bao gồm: đầu tư xây dựng và kinh doanh toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghệ cao, hoặc một phần hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghệ cao.
Quy định mới về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Quy ngành
Từ ngày 1/3, Nghị định số 03/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có hiệu lực.
Nghị định này được ban hành nhằm quy định chi tiết một số điều khoản của Luật Thanh tra năm 2022, như: Thanh tra tổng cục, cục được thành lập tại tổng cục, cục thuộc bộ; Thanh tra sở; Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành...
Nghị định 02/2024/NĐ-CP ngày 10/1/2024 về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN
Nghị định 02/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2024.
Nghị định nêu rõ, công trình được chuyển giao sang EVN phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh tại thời điểm xây dựng hoặc tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao.
Đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao; Công trình điện đang vận hành (đang được sử dụng để phát điện, truyền tải điện, phân phối điện) bình thường tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao; Công trình điện không trong tình trạng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hoặc bảo đảm bất kỳ nghĩa vụ nợ nào khác.
Nguồn baogiaothong