Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Những con số bất ngờ sau một năm cầm quyền của ông Trump
Thứ tư: 19:52 ngày 31/01/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Kể từ khi cựu tỷ phú Mỹ đảm nhiệm vị trí người đứng đầu Nhà Trắng, xã hội Mỹ có những quan điểm rất khác nhau về hoạt động của ông.

Với những người chống đối, năm vừa qua khẳng định nỗi sợ hãi của họ khi Washington phải đối mặt với nhiều thách thức. Với những người ủng hộ, ông lại là Tổng thống tốt nhất trong tiềm thức khi “đang làm sống lại nước Mỹ vĩ đại”. Nhưng để có cái nhìn cân đối giữa hai xu hướng trên, các dữ liệu cụ thể cho thấy một phần bức tranh sau năm đầu tiên ông Trump nắm quyền.

Kinh tế Mỹ tăng trưởng

Năm 2017, GDP của Mỹ đã tăng 2,5%, thể hiện sự nhảy vọt so với mức 1,6% năm 2016. Lạm phát giữ ở mức 2,1%, tương đương với năm 2016. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ gốc Latin hạ xuống 4,7%, mức thấp nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đáng chú ý, xu hướng tích cực này đã bắt đầu từ nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Barack Obama, từ 13,3% năm 2010 xuống còn 5,9% vào năm 2016. Tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ gốc Phi giảm từ 8,8 còn 6,8% và của phụ nữ giảm từ 5,3 còn 4,7%. Tổng tỷ lệ thất nghiệp hạ xuống mức 4,1%, chỉ số thấp nhất kể từ năm 2000.

Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách đạt mức 665,71 tỷ USD (3,47% GDP), tăng 14% so với năm 2016 (584,65 tỷ USD, tức 3,15% GDP). Tuy nhiên, phải nhớ rằng năm tài chính của Mỹ bắt đầu từ ngày 1/10 năm trước đến ngày 30/9 năm sau, và như vậy 3 tháng đầu và 20 ngày của năm 2017 tương ứng với Chính quyền của ông Obama, chứ không phải của ông Trump.

Kinh tế Mỹ tăng trưởng cao nhất trong 3 năm qua. (Nguồn: DES)

Chỉ số Dow Jones ngày 12/1/2016 ở mức 19.827 điểm và sau 1 năm cầm quyền của ông Trump chỉ số này đạt 25,803 điểm, tăng 30,1%. Mặt khác, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Bloomberg đạt 53,5 điểm, mức cao nhất kể từ năm 2001. Chỉ số niềm tin này tăng lên 8 điểm sau khi đã dao động quanh mức 45 điểm trong cả năm 2016.

Việc cắt giảm thuế do ông Trump đề nghị được Quốc hội thông qua và ban hành vào ngày 22/12/2017 là 1,5 tỷ USD, là mức giảm thuế lớn nhất trong ba thập niên qua. Trong số những đối tượng được giảm thuế là những người giàu, nhóm trung lưu, trung bình giảm từ 39,6% xuống còn 37% và thuế kinh doanh giảm từ 35% xuống 21%. Dự án giảm thuế ngay từ đầu đã trải qua nhiều thay đổi trong Nghị viện, nhưng đó là chiến thắng lập pháp lớn nhất của ông Trump.

Ông Trump cũng thu hồi 67 quy định hành chính nhằm giảm sự can thiệp của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế. Ngoài ra, 635 quy định dự kiến của Chính phủ tiền nhiệm bị gỡ bỏ hoặc bị trì hoãn thực hiện.

Đẩy mạnh hành pháp

Trong năm đầu tiên cầm quyền, ông Trump đã ký 58 Lệnh hành pháp (OE), nhiều hơn hai lần người tiền nhiệm trong cùng thời kỳ. Lệnh hành pháp đầu tiên được ông Trump ký chỉ sau vài giờ nhậm chức, hướng tới loại bỏ ObamaCare, nhưng mong muốn này đã không thành công do thiếu sự hỗ trợ của Nghị viện. Lệnh hành pháp gần đây nhất được ông Trump ký ngày 9/1/2018, nhằm hỗ trợ cựu chiến binh chuyển đổi sang cuộc sống dân sự.

Đáng chú ý, ông đã bổ nhiệm 60 thẩm phán, vượt xa các vị Tổng thống tiền nhiệm. Trong số này, 59 là thẩm phán của các tòa trung thẩm, người còn lại là ông Neil Gorsuch được bổ nhiệm làm Chánh án Toà án Tối cao. Động thái này của ông được giới chính trị bảo thủ hoan nghênh vì ông Gorsuch có lập trường chống phá thai và hợp pháp hóa ma túy.

Một trong những thành công của ông Trump là bổ nhiệm ông Neil Gorsuch (ảnh) làm Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ.

Tuy nhiên, sửa đổi chính sách nhập cư của ông Trump vẫn chưa đạt được nhiều thành tựu. Đáng chú ý, một mặt, 226.119 người đã bị trục xuất vào năm 2017, thấp hơn 6,2% so với năm 2016, đáng ngạc nhiên là Chính phủ Mỹ vẫn tỏ ra cứng rắn về vấn đề này. Mặt khác, mặc dù tổng số người bị trục xuất giảm, gồm cả những người bị bắt tại biên giới và buộc quay trở lại ngay nước họ xuất phát, số người di cư đã sống ở Mỹ và bị trục xuất vẫn tăng 25%, từ 65.332 lên 81.603 người.

Một mảng khác luôn được đề cập trong chương trình nghị sự từ tháng 1 đến tháng 12/2017 là chính sách từ chối tiếp nhận người di cư từ 8 quốc gia gồm Chad, Iran, Libya, Triều Tiên, Somalia, Syria, Venezuela và Yemen. Quy định ban đầu là Lệnh hành pháp ngày 27/1/2017, mang tên “Bảo vệ Quốc gia khỏi sự xâm nhập của những kẻ khủng bố nước ngoài”, có nội dung cấm công dân từ 6 quốc gia Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen, đa số là Hồi giáo, nhập cảnh vào Mỹ. Tuy nhiên, nó đã trải qua nhiều sửa đổi pháp lý trong năm qua do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ.

Khó khăn đối ngoại

Vốn có quan điểm cứng rắn trong quan hệ quốc tế, ông Trump đã đệ trình mức chi tiêu quân sự trong năm 2018 lên 700 tỷ USD, mức kỷ lục tuyệt đối. Tuy nhiên, Quốc hội đã bãi bỏ đề nghị trên và hạ mức trần ngân sách chi tiêu của Chính phủ Liên bang nên chi tiêu quân sự đã giảm xuống còn 549 tỷ USD.

Điều còn lại mà ông Trump chưa thực hiện được là xây dựng bức tường ngăn người nhập cư tại biên giới với Mexico. Ngày 25/1/2017, ông Trump đã ký Lệnh hành pháp mang tên “An ninh biên giới và cải tiến kiểm soát nhập cư”, nhưng Quốc hội đã không cấp tiền và Mexico từ chối các khoản chi phí. Cho đến nay, công trình duy nhất được xây dựng là 8 nguyên mẫu, mỗi bộ dài 10 mét dựng trên vùng sa mạc gần San Diego, California.

Theo đánh giá của công ty khảo sát RealClearPolitics, sau 1 năm ông Trump cầm quyền tại Nhà Trắng chỉ có 39,2% người Mỹ ủng hộ - tỷ lệ thấp nhất đối với Tổng thống ở giai đoạn này trong nhiệm kỳ đầu tiên; 56% cư dân Mỹ khước từ sự quản lý của ông Trump vì cho rằng ông không thể thực hiện được nhiều lời hứa của mình.

Nguồn Baoquocte

Từ khóa:
GDP
data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục