Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Ngày càng nhiều tivi có khả năng hiển thị video HDR (dải tương phản động mở rộng) và có một vài lưu ý người dùng cần ghi nhớ khi chọn loại tivi có khả năng HDR.
HDR là gì?
Điều quan trọng cần lưu ý rằng, HDR trên các tivi là rất khác với HDR trên điện thoại hoặc máy ảnh. Đó là kỹ thuật tách biệt với độ phân giải 4K, nhưng hầu hết tất cả các tivi HDR đều là tivi 4K.
Nói chúng, chuẩn HDR được tích hợp trên tivi giúp tăng thêm độ tương phản và màu sắc, tránh hiện tượng các phần trắng bị mờ, mất chi tiết. Nói đơn giản hơn, các tivi đạt chuẩn HDR sẽ hiển thị hình ảnh ở các vùng sáng hoặc tối rõ nét hơn tivi thường, mang đến độ sâu và tự nhiên cho hình ảnh.
Phân biệt HDR và không “HDR”
Có hai điểm người dùng cần lưu ý là HDR và WCG, cụ thể là điểm nổi bật sáng hơn và màu sắc rộng hơn không có nghĩa là bất kỳ tivi nào cũng có thể làm được điều đó. Có một điểm khác biệt quan trọng giữa HDR và 4K. Tất cả các tivi có độ phân giải 4K, dù giá rẻ như thế nào, có thể hiển thị chi tiết đầy đủ của các nguồn 4K vì chúng có cùng một số lượng điểm ảnh vật lý.
Đây là hình ảnh minh họa bằng Photoshop về sự khác biệt của cùng một hình ảnh nhưng ở các thiết lập khác nhau, giống như hình ảnh tivi không HDR với tivi HDR. |
Các công nghệ cho phép TV tạo ra những hình ảnh có độ tương phản cao hơn (màu trắng sáng hơn và màu đen đậm hơn) và phạm vi màu sắc rộng hơn liên quan nhiều hơn đến số lượng điểm ảnh. Và bạn không thể làm cho tivi trở nên sáng hơn hoặc nhiều màu sắc hơn chỉ bằng cách thay đổi phần mềm, ít nhất là theo những gì chúng tôi đang nói ở đây.
Để tạo cho các hình ảnh HDR rõ nét hơn, các công nghệ hiển thị vật lý như local dimming hay OLED thực sự giúp ích. Local dimming cho phép một chiếc tivi làm cho các vùng màn hình sáng hơn các phần khác, điều quan trọng cho việc làm nổi bật các điểm sáng trong nội dung HDR.
Có hai loại local dimming cơ bản: Ánh sáng cạnh – nơi mà các đèn LED được sắp xếp dọc theo các cạnh của màn hình TV và toàn bộ mảng đó ở phía sau màn hình. Toàn bộ mảng hầu như luôn luôn có hiệu suất tốt hơn so với ánh sáng mờ, nhưng có những ngoại lệ như Sony XBR-X930D có cạnh sáng tuyệt vời. Đây là một trong những TV HDR tốt nhất mà Cnet đã test thử năm ngoái.
Để tạo ra nhiều màu sắc hơn trong nội dung WCG, TV cần một số cách để tạo ra những màu sắc rộng hơn. Một số tivi thực hiện điều đó bằng cách sử dụng các chấm lượng tử, hoặc "QLED" như cái tên được Samsung gọi trong năm nay. Những nhà sản xuất khác như Sony, Vizio và LG, sử dụng công nghệ đèn nền LED khác nhau.
Vẫn còn những trở ngại kỹ thuật ngay cả khi TV của bạn có công nghệ local dimming (như nhiều màn hình LCD cao cấp đã có trong vài năm qua). Trong hầu hết các trường hợp, bạn cần HDMI 2.0 hoặc 2.1 để có được dữ liệu bổ sung để làm cho nội dung HDR hoạt động. Vì vậy, không chắc là bản cập nhật firmware đơn giản giúp HDR hoạt động trên các tivi cũ, ngay cả khi chúng có công nghệ local dimming.
Và hãy nhớ rằng, bạn cần nội dung HDR để tivi tạo ra hình ảnh sinh động.
Còn đối với công nghệ OLED, trong tất cả các tivi OLED đều có tỷ lệ tương phản lớn hơn màn hình LCD, chỉ các model tương thích HDR mới có khả năng sáng hơn để thực hiện HDR.
Về cơ bản, nếu một chiếc TV OLED khẳng định rằng chúng tương thích với HDR thì bạn cần biết rằng, OLED cung cấp HDR cực kỳ tốt và gam màu rộng.
Nguồn XHTT