Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Những món không thể thiếu trên mâm cúng Tết Đoan Ngọ
Thứ hai: 08:41 ngày 10/06/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Tùy theo phong tục của từng vùng miền mà mâm cúng Tết Đoan Ngọ có những lễ vật khác nhau

Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ được xem là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa người Việt. Ngoài cái tên "Tết Đoan Ngọ" hay "Tết Đoan Dương" ngày lễ này còn được dân ta gọi với cái tên hết sức dân dã là "ngày giết sâu bọ". Mang ý nghĩa là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày 5/5 Âm lịch hàng năm. Năm nay, ngày lễ này sẽ rơi vào thứ Hai, ngày 10/6.  

"Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11h-13h, ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc Mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Thông thường, mâm cúng Tết Đoan ngọ gồm có:

- Hoa tươi, vàng mã, hương, nước sạch.

- Cơm rượu nếp, nếp cẩm.

- Trái cây: Người xưa thường chọn các loại quả chua như mận, xoài xanh, vải...

Ngoài ra, tùy theo phong tục của từng vùng miền mà mâm cúng có những lễ vật khác nhau. Chẳng hạn như:  

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc 

Cơm rượu nếp là món nhất định không thể thiếu trên mâm cúng Tết Đoan Ngọ tại miền Bắc

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc thường gồm những món cơ bản như: Nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, vàng mã, hoa, xôi, chè, cơm rượu nếp, và các loại hoa quả như đào, mận, vải, hồng xiêm.

Đặc biệt, cơm rượu nếp là món nhất định không thể thiếu trên mâm cúng. Ngoài ra, mâm cúng còn có bánh tro, được làm từ gạo nếp ngâm cùng nước tro của các loại lá cây khô, gói trong lá chuối rồi đem luộc.

Một số địa phương ở miền Bắc như Lào Cai thường có thêm bánh khúc trong mâm cúng Tết diệt sâu bọ.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Trung

Chè kê ăn kèm bánh tráng vừng là một trong những món đặc trưng thường xuất hiện trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Trung 

Mâm cúng Tết Đoan ngọ của người miền Trung thường bao gồm những món đồ cơ bản giống như miền Bắc, như các loại trái cây, nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, hoa, vàng mã, và chè kê.

Bên cạnh đó, chè kê ăn kèm bánh tráng vừng là một trong những món đặc trưng thường xuất hiện trong mâm cúng của người Quảng Nam và Huế. Ngoài ra, thịt vịt cũng là món thường thấy  trên mâm cúng Tết Đoan ngọ của người miền Trung.  

Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Nam

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Nam luôn có chè trôi nước

Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Nam về cơ bản vẫn bao gồm trái cây, hương, hoa, vàng mã, rượu, bánh ú bá trạng, cơm rượu. Một số món đặc trưng phổ biến khác là bánh bá trạng, chè trôi nước, xôi gấc, xôi vò. Đặc biệt, chè trôi nước là món không thể thiếu.

Ở miền Nam, người dân thường dâng cúng chè trôi nước được làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước đường hoặc nước cốt dừa đun đường.

Nguồn saostar 

Tin cùng chuyên mục