Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Những việc cần tránh trong ngày Tết để không bị phạt tiền lên đến 10 triệu đồng
Thứ hai: 16:26 ngày 23/01/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Mỗi dịp Tết, mọi người thường có một số thói quen như hái lộc đầu xuân năm mới, đi chùa, thắp hương đốt mã. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, nếu những thói quen này không tuân thủ theo quy định sẽ trở thành hành vi vi phạm pháp luật.

Bẻ cành, hái lộc đầu xuân năm mới

Việc bẻ cành hái lộc đầu năm có ý nghĩa mang tài lộc về nhà, cành lá xanh tốt còn có ý nghĩa vui tươi. Tuy nhiên, do thiếu ý thức và hiểu nhầm rằng “cành cây càng to, lộc càng nhiều” nên có người đã bẻ cây, vặt lá, thậm chí chặt cành gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Việc bẻ cành hái lộc tại chùa hay ven đường một cách bừa bãi có thể khiến cá nhân bị xử phạt hành chính về hành vi hủy hoại hoặc cố tình làm hư hỏng tài sản của người khác. Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 144 năm 2021, mức phạt đối với hành vi này là từ 3-5 triệu đồng.

Đi chùa, thắp hương đốt mã vô tội vạ

Người dân đi lễ chùa muốn thắp hương, hóa vàng mã cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của ban tổ chức lễ hội, khu di tích. Tuy vậy, có một bộ phận người dân vẫn đốt vàng mã vô tội vạ.

Hành vi thắp hương, đốt vàng mã không đúng nơi quy định sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Đặc biệt, nếu thắp hương, đốt vàng mã gây thiệt hại nghiêm trọng như cháy đền, chùa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản tại Điều 180 Bộ luật Hình sự với mức phạt cao nhất lên đến 2 triệu đồng.

Ép người khác uống rượu, bia

Việc mời nhậu theo kiểu thúc ép đối phương phải uống rượu bia tưởng chừng như thói quen hết sức bình thường nhưng ít ai biết rằng đây còn là một hành vi vi phạm pháp luật.

Việc mời bia vốn được xem như là một văn hóa, lễ nghi khi giao tiếp trong bàn tiệc. Tuy nhiên nhiều trường hợp mời nhậu theo kiểu ép buộc người khác phải uống rượu bia, đến mức không làm chủ được hành vi.

Điều 5 Luật Phòng chống, tác hại của rượu bia 2019 nghiêm cấm hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

Nếu cố tình vi phạm, cá nhân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 30 Nghị định 117 năm 2020:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng: Hành vi xúi xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.

- Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng: Hành vi ép buộc người khác uống rượu bia.

Lái xe đi chúc Tết ngay sau khi uống rượu bia

Việc lái xe sau khi sử dụng rượu bia rất dễ gây tai nạn giao thông nghiêm trọng, không chỉ thiệt hại về tài sản mà còn có thể làm gây nguy hiểm đến tính mạng của tài xế và những người tham gia giao thông khác.

Khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 cũng nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Nếu cố tình vi phạm, người tham gia giao thông sẽ bị xử lý theo 38/2021/NĐ-CP. Cụ thể:

Những việc cần tránh trong ngày Tết để không bị phạt tiền lên đến 10 triệu đồng - Ảnh 1.

Đốt pháo hoa nổ ngày Tết

Theo đó, Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các dịp Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm...

Loại pháo hoa mà cá nhân, tổ chức được phép đốt phải là pháo hoa không gây ra tiếng nổ do Bộ Quốc phòng sản xuất.

Tuy nhiên, các loại pháo hoa trôi nổi được bán trên thị trường chợ đen thường được nhập trái phép từ biên giới, không đảm bảo an toàn và tiềm ẩn nguy cơ cao về cháy nổ.

Theo điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144 năm 2021, nếu cá nhân cố tình mua các loại pháo nổ về đốt, người dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính ừ 5 - 10 triệu đồng, đồng thời còn bị tịch thu tang vật vi phạm.

Chơi bài vui ăn tiền 1 nghìn, 2 nghìn

Theo khoản 2 Điều 38 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, việc tham gia chơi các trò chơi như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, tài xỉu,… với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật đều bị coi là hành vi đánh bạc trái phép.

Do đó, kể cả chơi bài vui ngày Tết nhưng có chơi tiền thì dù với mệnh giá nhỏ hay lớn thì cũng đều bị coi là đánh bạc trái phép.

Với số tiền nhỏ 1000 đồng, 2000 đồng, cá nhân chơi bài ăn tiền sẽ bị xử phạt hành chính từ 01 đến 2 triệu đồng, đồng thời còn bị tịch thu tang vật và uộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi đánh bạc trái phép.

Chơi đá gà, bầu cua tôm cá, cá cược ăn tiền

Ngoài việc đánh bài vui ăn tiền, dịp Tết còn rộ lên các trò chơi như đá gà, bầu cua tôm cá hay các trò chơi cá cược khác nhằm mục đích kiềm tiền.

Đây vốn là các trò chơi dân gian phổ biến nhưng đã bị biến tướng, trở thành một hình thức cá cược để kiếm tiền. Việc tham gia các trò chơi này nhằm mục đích ăn tiền cũng bị xếp vào hành vi đánh bạc trái phép.

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người chơi đá gà ăn tiền có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, theo Điều 28 Nghị định 144 năm 2021, nếu số tiền dùng để chơi đá gà, bầu cua tôm cá dưới 5 triệu đồng thì cá nhân có thể chỉ bị phạt hành chính từ 1-2 triệu đồng.

Tuy nhiên nếu số tiền đá gà, chơi bầu cua tôm cá mà lớn hoặc người chơi đã từng bị phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì có thể bị xử lý hình sự về Tội đánh bạc tại Điều 321 Bộ luật Hình sự. Mức phạt cao nhất đối với tội này lên đến 7 năm tù.

Nguồn toquoc

Tin cùng chuyên mục