Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tây Ban Nha:
Nói là làm sau tối hậu thư
Chủ nhật: 08:39 ngày 22/10/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Không phải là dọa, Tây Ban Nha kích hoạt điều khoản 155 trong Hiến pháp vào ngày 21/10, cho phép đình chỉ quy chế tự trị của Catalonia.

Những người biểu tình ủng hộ Catalonia tách khỏi Tây Ban Nha - Ảnh: Reuters.

Văn phòng Thủ tướng Tây Ban Nha cho biết, họ sẽ làm điều này vào ngày 21/10 tới. Tây Ban Nha đã tiến hành cuộc họp nội các đặc biệt sau khi Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont tuyên bố cơ quan lập pháp của vùng này có thể sẽ bỏ phiếu về một tuyên bố độc lập chính thức, nếu chính quyền trung ương không nhất trí đàm phán. 

Trong thư gửi Thủ tướng Mariano Rajoy, ông Puigdemont nêu rõ nếu Madrid tiếp tục cản trở nỗ lực đối thoại, cơ quan lập pháp vùng Catalonia có thể tiến hành bỏ phiếu về tuyên bố độc lập chính thức vào một thời điểm "thích hợp". 

Trước đó, ngày 18/10, Chính phủ Tây Ban Nha cảnh báo sẽ đình chỉ quyền tự trị của Catalonia nếu lãnh đạo vùng này không từ bỏ nỗ lực thúc đẩy độc lập và nhất trí kêu gọi cuộc bầu cử mới. Mặc dù vậy, trong cuộc họp cùng ngày tại Catalonia, ông Puigdemont khẳng định sẽ chính thức tuyên bố độc lập nếu chính quyền trung ương bắt đầu tiến trình đình chỉ quyền tự trị của vùng này. Trước đó, Madrid đã thông báo thời hạn chót 19/10 để chính quyền vùng Catalonia rút lại tuyên bố độc lập đưa ra hồi tuần trước, nếu không sẽ phải chấp nhận sự điều hành trực tiếp từ chính quyền trung ương. 

Dự kiến quyết định này của sẽ được trình lên Thượng viện để thông qua vào ngày 21/10. Theo đó, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy sẽ triệu tập một cuộc họp nội các đặc biệt cùng ngày để thảo luận về việc triển khai phương án nhằm tước quyền tự trị của Catalonia.

“Tại cuộc họp khẩn cấp hôm 21/10, nội các sẽ thông qua các biện pháp được trình lên trước Thượng viện nhằm bảo vệ lợi ích chung của người Tây Ban Nha, trong đó bao gồm cả công dân Catalonia, cũng như khôi phục trật tự hiến pháp trong cộng đồng tự trị” - thông cáo của Chính phủ Tây Ban Nha tuyên bố. Trong thông cáo này, phía Madrid cũng chỉ trích chính quyền Catalonia đã “cố tình gây ra sự đối đầu về thể chế một cách có hệ thống, dù biết việc này sẽ gây tổn hại đến sự tồn tại của 2 bên lẫn nền kinh tế Catalonia”.

Điều 155 hiến pháp, vốn chưa bao giờ được sử dụng trong lịch sử 40 năm của nền dân chủ tại Tây Ban Nha, cho phép chính phủ trung ương tước đi quyền tự trị của bất kỳ vùng lãnh thổ nào trong 17 vùng nếu các vùng này có động thái vi phạm pháp luật. 

Theo Reuters, nếu Thủ tướng Mariano Rajoy quyết định đình chỉ quyền tự trị của Catalonia, sẽ mất 3-5 ngày để luật này có hiệu lực chính thức.

Quyết ly khai

Quyết định “ngoài dự kiến” này được đưa ra sau khi tối hậu thư mà Madrid đề ra đối với chính quyền Catalonia kết thúc lúc 10 giờ sáng 19/10 (giờ địa phương) mà không nhận được câu trả lời thỏa đáng nào từ các quan chức khu vực này.

Trong bức thư gửi chính quyền của Thủ tướng Rajoy ngay trước khi thời hạn tối hậu thư kết thúc, Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont đã cảnh báo rằng nghị viện Catalonia có thể sẽ tuyên bố độc lập, chính thức ly khai khỏi Tây Ban Nha nếu Madird vẫn từ chối đàm phán. 

“Nếu chính phủ trung ương vẫn cứ tiếp tục không chịu đối thoại và tiến hành các cuộc đàn áp, Quốc hội Catalonia nếu xét thấy thích hợp có thể bắt đầu tiến trình tuyên bố độc lập chính thức” - ông Puigdemont viết.

Ông Puigdemont cũng khẳng định yêu cầu đối thoại trực tiếp của giới chức Catalonia đã bị Madrid bỏ ngoài tai. Ông cáo buộc cuộc “đàn áp” đối với Catalonia đang được tăng cường với việc 2 lãnh đạo phong trào ly khai bị bắt giam hôm 16/10. 

“Bất chấp những nỗ lực và mong muốn của chúng tôi về việc đối thoại, câu trả lời thực tế mà chúng tôi nhận được là lời đe dọa sẽ bị tước quyền tự trị. Điều này cho thấy chính phủ trung ương không hiểu vấn đề và cũng không muốn đối thoại” - ông Puigdemont chỉ trích.

Nguồn chinhphu

Tin cùng chuyên mục